Với một cơ sở sản xuất nước đá chuyên nghiệp, việc lắp đặt hệ thống lọc và xử lý nước nên được thực hiện. Nếu bạn đang có ý định mua máy làm đá viên cho việc kinh doanh, hãy trang bị thêm một quy trình xử lý hệ thống lọc nước để nâng cao chất lượng nước đá. Dưới đây là các bộ phận chính của hệ thống lọc nước tinh khiết cùng chức năng của từng công đoạn.
1. Quy trình xử lý hệ thống lọc nước
Doanh nghiệp có thể sử dụng quy trình xử lý hệ thống lọc nước này nếu có ý định kinh doanh nước tinh khiết hoặc sản xuất nước đá. Nếu bạn sử dụng máy làm đá tự động, thiết bị này có thể đã được trang bị sẵn một bộ lọc trong máy làm đá, nhưng chúng sẽ hoạt động kém hiệu quả nếu chất lượng nguồn nước nơi kinh doanh không đảm bảo, chứa nhiều tạp chất. Thay vì định kỳ làm sạch và thay thế lõi lọc nhỏ của bộ lọc đi kèm máy, bạn nên dùng hẳn một hệ thống xử lý nước lớn để công việc sản xuất diễn ra suôn sẻ hơn.
2. Chức năng của từng bộ phận
– Bồn chứa nước thô
Bồn chứa nước thô là nơi lưu trữ nước nguyên liệu để đảm bảo cho hệ thống làm việc đều đặn. Nước sẽ được bơm đầy thường trực vào bồn chứa nước này. Và từ bồn chứa nước thô ban đầu này, nước sẽ được đi qua bơm đẩy nhằm tăng áp lực nước khi đưa vào dây chuyền xử lý hệ thống lọc nước.
– Cột composite lọc kim loại nặng
Tiếp theo, nước đi từ bơm sẽ được đẩy với vận tốc cao vào cột composite lọc kim loại nặng. Nước có chất lượng tốt là nước không có chứa các kim loại nặng độc hại. Vì vậy, bước lọc đầu tiên này có mục đích loại bỏ các tác nhân như Mn++, Mn+++, Fe ++, Fe+++, Cu, Zn khỏi nước, cũng như điều chỉnh độ pH và khử phèn, qua đó giảm độ bền vững trong liên kết của các hợp chất kim loại. Tại đây, các thành phần kim loại nhẹ khác cũng được xử lý triệt để hoặc làm trung hòa nồng độ. Các kim loại nhẹ được xử lý gồm: Nhôm, Sunfat, Nitrat, Crom, Asen, Antimon…
– Cột composite lọc tạp chất hữu cơ
Công đoạn xử lý hệ thống lọc nước tiếp theo được thực hiện tại cột composite lọc tạp chất hữu cơ. Tại đây nước sẽ được xử lý khoáng chất độc hại, đặc biệt là khử mùi Clo và các mùi vị lạ khác. Đơn vị kinh doanh dùng nước từ đường ống càng gần nhà máy xử lý nước thì càng nồng mùi Clo. Tại cột này, nước cũng được khử các màu sắc lạ, loại bỏ mùi bằng cách hấp thụ Amoniac và giải phóng Hydrocacbon thơm bền vững.
– Cột composite Autovalve
Cột lọc nước tiếp theo có nhiệm vụ lọc trao đổi ion anion và cation. Công đoạn lọc nước này có nhiệm vụ loại bỏ đi các ion tạo độ cứng cho nước như ion Ca, Mg. Đồng thời, các tác nhân ô nhiễm khác trong nước hay một số kim loại nhẹ cũng được loại bỏ tại đây, ví dụ như việc phá vỡ liên kết các gốc Nitrat, Nitrit, giảm gốc Clorua hay loại bỏ Selen.
Xem thêm: Cách đơn giản so sánh nước đá tinh khiết với nước đá bẩn
– Thùng hoàn nguyên
Bước tiếp theo, nước sẽ được đi qua một thùng chứa nước muối. Thùng này có tác dụng hoàn nguyên các nguyên liệu lọc ở bên trên.
– Hệ thống lọc cặn
Tiếp theo nước sẽ được chuyển qua hệ thống lọc cặn gồm 6 cột lọc nước. Tùy thuộc quy mô quy trình xử lý hệ thống lọc nước mà cột lọc này có kích thước tương ứng. Chúng sẽ giúp bạn lọc bỏ các tạp chất mà các công đoạn lọc trước đó chưa loai bỏ được hết bao gồm cặn hoặc liên kết bị phá vỡ cũng như các liên kết sinh ra trong công đoạn lọc trước đó.
– Bồn chứa nước nguyên liệu
Sau khi nước đã cơ bản được lọc sạch, chúng sẽ được chuyển đến một bồn chứa nước mới, gọi là bồn chứa nước nguyên liệu để chuẩn bị cho giai đoạn lọc tinh.
– Hệ thống lọc R.O
Nước trữ trong bồn chứa nước nguyên liệu được dẫn qua một bơm đẩy để đi đến hệ thống lọc nước điều khiển tự động R.O. Tại hệ thống lọc này, nước sẽ đi qua các màng lọc thẩm thấu ngược. Hệ thống này bao gồm các lỗ lọc có kích thước tương đương lỗ lọc trong hệ thống thận của người, chỉ khoảng 1nano mét. Với kích thước lỗ lọc siêu nhỏ như vậy, chỉ có các phân tử nước tinh khiết nhất mới có thể đi qua màng. Có thể nói, lúc này nước đã đạt đến mức tinh khiết 100% về mặt hóa học căn cứ theo bộ tiêu chuẩn NSF-01 USA.
– Cột Composite tạo khoáng
Để nước có mùi vị thơm ngon hơn, chúng sẽ được chạy qua một cột composite tạo khoáng. Nếu như các công đoạn trên có nhiệm vụ lọc tạp chất cho nước, khiến nước không còn mùi vị gì, thì công đoạn này sẽ tạo độ ngọt tự nhiên cho nước. Khi được bổ sung thêm khoáng chất, nước sẽ có vị ngọt thanh khiết và dễ uống hơn hẳn.
– Máy Ozone
Để đảmbảo nước đạt tiêu chuẩn vi sinh, chúng sẽ được dẫn đến một bồn chứa nước khác và sục ozone. Công đoạn sục khí này là một trong những bước quan trọng giúp diệt khuẩn trong nước.
– Hệ thống lọc cặn và xác khuẩn
Nếu như công đoạn sục ozone giúp ta diệt khuẩn lần 1 thì bước tiếp theo chính là loại bỏ các xác khuẩn. Nước được bơm qua hệ thống bơm áp lực để dẫn tới hệ thống lọc cặn và xác vi khuẩn chết.
– Đèn UV
Tiếp theo, nước được dẫn chuyển đến hệ thống chiếu đèn UV để đảm bảo tiệt trùng 100% về mặt sinh học. Và cuối cùng nước sẽ được đưa vào phũng chiết vô trùng. Nếu bạn dùng sản xuất nước tinh khiết, nước sẽ được dẫn vào các bình nước tiệt trùng và đóng nắp. Nếu dùng nước để sản xuất đá, nước sẽ được tiếp dẫn từ phũng chiết vào máy làm đá.
Hải Âu Group hi vọng thông tin này hữu ích, chúc các bạn hoàn thiện tốt quy trình xử lý hệ thống lọc nước để nâng cao chất lượng nước dùng trong sản xuất kinh doanh.