Trong tất cả những điều bạn lo lắng đằng sau quầy bar như nguồn cung rượu, nước ngọt… thì nước đá và chất lượng của chúng thường bị bỏ qua dễ dàng. Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đơn giản rằng chỉ cần chúng còn khả năng giữ lạnh nghĩa là không có vấn đề gì. Và thùng giữ lạnh máy làm đá lạnh đến như vậy chắc vi khuẩn nấm mốc cũng chẳng phát triển được! Nhưng rất tiếc khi đây lại là suy nghĩ sai lầm của không ít người đối với thùng giữ lạnh máy làm đá.
Vấn đề an toàn thực phẩm có thể không được đảm bảo nếu người sử dụng không thường xuyên lau chùi bảo dưỡng thùng giữ lạnh máy làm đá, cũng như nhiều hành động gây nhiễm khuẩn khác. Thất bại trong việc giữ các thùng giữ lạnh máy làm đá có thể dẫn đến sự phát triển của nấm, mốc, và thậm chí là cả vi khuẩn trên bề mặt của nắp thùng chứa lây vào trong đá. Vì nhiệt độ đóng băng không thực sự giết được vi khuẩn nên chúng sẽ đi vào nước đá và gây ra các bệnh truyền qua đường ăn uống cho khách hàng. Để bảo quản cũng như vệ sinh thùng trữ đá, Haiau.com xin hướng dẫn bạn cách vệ sinh đảm bảo giúp nâng cao chất lượng phục vụ.
1. Lên lịch trình làm sạch
Thường xuyên làm sạch thùng chứa, xẻng xúc, và cả lớp vỏ thùng là điều cần thiết giúp ngăn chặn các vi khuẩn ưa lạnh phát triển trong và xung quanh đá thành phẩm. Để bảo vệ chất lượng sản phẩm đầu ra, cũng như sự an toàn cho thực khách, bạn cần thiết lập một lịch trình để kiểm tra và làm sạch, đảm bảo bụi bặm và nấm mốc không thể xâm nhập và phát triển được. Ngoài ra, để cẩn thận hơn, bạn cũng cần thực hiện vệ sinh máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Với một số thiết bị, thậm chí nhà sản xuất còn khuyến cáo không nên sử dụng chất tẩy rửa, hay hóa chất để khử trùng thùng giữ lạnh máy làm đá.
Với những địa điểm làm việc có nghỉ ngày cuối tuần, bạn có thể cho máy nghỉ, làm ráo nước ở thùng giữ lạnh máy làm đá. Sau đó, bạn kiểm tra sát sao nhân viên các ca trong việc làm sạch hoàn toàn thùng giữ lạnh máy làm đá mỗi tuần một lần. Vi khuẩn thường có xu hướng mọc lên ở những nơi không có chuyển động. Vì vậy bạn nên đặc biệt chú ý các góc, vành, và thậm chí là cả ở phía dưới và hai bên thùng giữ lạnh máy làm đá. Bạn nhớ đừng quên để trống thùng giữ lạnh máy làm đá vào ban đêm, để tránh con trùng, chuột bọ không xâm nhập vào đó và gây nhiễm khuẩn.
2. Công tác phòng tránh rủi ro
Để đảm bảo sự an toàn của khách hàng, bạn nên nhớ không bao giờ dùng tay trực tiếp lấy đá từ thùng giữ lạnh máy làm đá. Nhà sản xuất đã cấp sẵn cho bạn một xẻng xúc đá ở bên trong thùng giữ lạnh máy làm đá, vì vậy bạn luôn có thể dùng ngay muỗng này xúc đá cho khách.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết các bước làm sạch máy làm đá
Nên đề phòng những vật dụng bằng thủy tinh hoặc kính trắng ở trong thùng giữ lạnh máy làm đá hoặc gần khu vực sản xuất đá. Nguyên nhân là vì độ trong suốt của thủy tinh rất dễ khiến con người lầm tưởng với đá. Nếu có tình huống vỡ kính xảy ra, bạn nên kịp thời thu dọn sạch sẽ khu vực đó, đề phòng những mảnh và mạt kính rơi lẫn vào thùng giữ lạnh máy làm đá.
3. Mua mới
Một mối nguy khó lòng thấy bằng mắt thường là sự cố ở máy nén khí. Khi có hỏng hóc xảy ra ở bộ phận này, khả năng làm mát ở thùng giữ lạnh máy làm đá sẽ suy yếu. Điều đó dẫn đến việc máy mấy đi khả năng trữ đá, đá dư thừa sẽ tan chảy, đọng nước lại, khiến các mẻ đá về sau nhanh tan hơn và dính vào nhau. Nếu như bạn phụ thuộc hoàn toàn vào thùng giữ lạnh máy làm đá, thì việc bạn cần làm là phải sửa chữa hoặc mua mới thiết bị làm lạnh trên.
Tuy nhiên, bạn có thể đầu tư thêm một thùng trữ đá thay vì chỉ sử dụng thùng giữ lạnh máy làm đá. Thùng giữ lạnh rời mà bạn cần trang bị nên đáp ứng được các chỉ tiêu khuyến nghị về điện, xác minh khả năng trữ lạnh và chống nhiễm khuẩn với đá sản xuất từ máy làm đá.
Sau khi đọc hết những lời khuyên mà chúng tôi dành cho bạn trong việc sử dụng và lưu trữ thùng giữ lạnh máy làm đá, Hải Âu hi vọng bạn có thể giữ cho thùng giữ lạnh tránh được các mối nguy hại vô hình ẩn nấp trong chính thùng nước đá.