Tất cả các thiết bị cần có trong hệ thống bếp công nghiệp

Có rất nhiều người đang ấp ủ ý định mở một cửa hàng ăn uống, nhà hàng ăn chuyên nghiệp, hay các cơ sở bếp tại khu công nghiệp, bếp tập thể ở bệnh viện, trường học muốn nâng cấp toàn bộ hệ thống bếp sao cho hiện đại và hữu dụng hơn. Tuy nhiên, họ chưa hiểu rõ về các thiết bị cần thiết phải có trong hệ thống bếp công nghiệp. Hôm nay, Haiau.com sẽ làm rõ hơn giúp các bạn điều này bằng cách liệt kê một cách sơ lược nhất có thể rằng hệ thống bếp công nghiệp cần có những thiết bị gì.

bếp công nghiệp

Trước tiên, chúng tôi muốn nói rằng hệ thống bếp công nghiệp là một khối liên hoàn của năm khu vận hành chính. Dưới đây, chúng ta sẽ chia nhỏ và phân tích theo từng khu làm việc.

1. Khu giao nhận

Bước đầu tiên trong hệ thống bếp chính là khu vực giao nhận thực phẩm. Tại đây, thực phẩm sẽ được tập hợp và sẵn sàng cho bước tiếp theo là tiến vào khu lưu kho. Vật dụng chính được sử dụng lúc này là các xe đẩy hàng bằng inox, có khả năng chịu tải tốt.

2. Khu nhà kho

Kệ, giá tủ chứa: Sau khi xác nhận giấy tờ nguồn gốc cùng chất lượng hàng hóa, thực phẩm sẽ được phân loại và lưu kho. Các kệ tủ có nhiều giá trong kho này có thể giữ được đa dạng các thực phẩm. Các tủ chứa trong khu kho cũng có thể giúp nhà hàng trữ các vật dụng và bát đĩa nữa.

kệ giá

Tủ lạnh và tủ đông: Bên cạnh đó cũng có tủ lạnh và tủ đông riêng cho các loại thực phẩm sống, và tủ mát cho các loại rau củ quả. Thường thì các sản phẩm sẽ được căn sao cho có thể dùng hết trong ngày, đảm bảo độ tươi mới. Nhưng với những nhà hàng khách sạn lớn, họ buộc phải có tủ đồ sống dự trữ để đảm bảo luôn có đủ thực phẩm chế biến phục vụ khách, nhất là với những món quý, đắt tiền, và khó mua được tại các chợ hàng hóa thông thường.

Tủ ấm: Với một số nhà hàng, họ còn bổ sung thêm tủ ấm để làm nhiệm vụ giữ nóng các món ăn vừa chế biến, hay ủ sữa chua.

Máy làm đá: Thay vì đăng ký nhận đá lạnh từ một địa chỉ bên ngoài, hay dùng đá sản xuất từ tủ lạnh, các nhà kinh doanh thông thái chọn cho mình giải pháo an toàn và hiệu quả hơn là sử dụng một máy làm đá riêng cho doanh nghiệp. Việc này cũng giúp loại bỏ tối đa nguy cơ dùng phải loại đá viên kém chất lượng từ các nhà sản xuất không uy tín. Ngoài ra, máy làm đá được chia ra thành nhiều loại chuyên sản xuất đá lạnh khác nhau như đá viên, đá ống hình đạn, đá tuyết, đá vảy… giúp nhà hàng phục vụ được đa dạng nhu cầu về đá, cũng như dùng nguồn đá này trong bảo quản hàng tươi sống.

Máy đun nước nóng công nghiệp: Các địa chỉ nhà hàng lớn cần có một máy đun nước nóng công nghiệp, vì gian bếp của họ cần dồn thời gian nhiều hơn để chế biến các loại thực phẩm thay vì dùng bếp đun nước nóng thông thường. Tốt nhất, bạn nên tìm hiểu các loại máy có khả năng giữ nhiệt của nước tốt để có thể dùng bất kỳ lúc nào mà không lo việc nước nguội lạnh quá nhanh.

3. Khu sơ chế và vệ sinh

Bàn kèm bồn rửa: Trong một khu sơ chế, không thể thiếu bàn và bồn rửa. Các loại rau củ, thịt cá sau khi được sơ chế trên bàn có thể gạt ngay xuống bồn nước để rửa sạch. Thông thường, trong bếp công nghiệp, người ta thường sử dụng các bồn rửa đôi, để có thể tráng rửa nhiều lần một cách dễ dàng.

Thùng rác: nếu như ở trên, bàn sơ chế được đặt ngay cạnh bồn rửa để tiện làm sạch thực phẩm, thì ta cũng nên chú ý tới việc bố trí một khoang chứa rác ngay bên cạnh bàn sơ chế, để có thể loại bỏ rác nhanh nhất có thể, và tránh được việc rơi vãi các rác thải trên đường vận chuyển.

Máy xay cắt thịt: Thịt cá nguyên liệu được giao nhận trong các nhà hàng lớn thường được để nguyên khối để nhân viên bếp có thể thỏa thích sáng tạo và sử dụng cho nhiều món khác nhau. Máy xay thịt sẽ giúp tránh mất thời gian cho việc băm nhuyễn thực phẩm với khối lượng lớn.

Máy cắt thịt

Máy trộn bột: mỗi mẻ bột sử dụng trong quán ăn, tiệm bánh, hay nhà hàng thường rất lớn, có thể lên tới cả chục cân bột. Nếu dùng nhân công thì rất lâu mới ra thành phẩm như ý. Trong khi đó, với máy trộn bột công nghiệp, ta chỉ cần một thời gian ngắn đã tạo được khối bột với chất lượng chuyên nghiệp.

Máy rửa chén: Sẽ rất mất thời gian nếu sử dụng nhân lực chà rửa hàng thùng bát đĩa sau mỗi buổi tiệc. Thay vì đó, nếu nhà hàng của bạn có điều kiện kinh tế, và có một lượng khách lớn mỗi ngày, hãy mạnh dạn đầu tư một máy rửa chén công nghiệp.

Máy rửa chén

4. Khu chế biến

Tủ cơm công nghiệp: Đây là giải pháp hoàn toàn mới cho những bếp ăn công nghiệp. Việc đầu tư một tủ cơm công nghiệp có thể còn tiết kiệm hơn nhiều nồi cỡ lớn gộp lại.

Bếp Âu Á: Đó có thể là bếp gas, hay bếp chuyên chiên nướng công nghiệp. Tùy thuộc vào mô hình nhà hàng mà thiết bị cần sắm sửa lại khác nhau. Riêng với các loại thiết bị này, chúng tôi sẽ có bài phân tích làm rõ riêng.

Hệ thống hút mùi: là thứ không thể thiếu trong các nhà hàng khách sạn, và ngay cả ở quy mô gia đình. Chắc hẳn bạn không muốn khách hàng phàn nàn việc mùi chế biến thực phẩm bay ra tới tận bàn ăn của khách phải không. Hệ thống này gồm đầu hút nối từ khu chế biến và các đường ống dẫn và khuếch tán mùi đi nơi khác.

Lò nướng đa năng: dù là bếp Âu hay Á, thì lò nướng cũng đều rất quan trọng. Bạn có thể sử dụng lò cho nhiều món như bánh ngọt, bánh nướng, rang lạc…

Bài viết trên đây giúp được bạn phần nào trong việc mở rộng và phát triển hệ thống bếp công nghiệp. Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chính sách quyền riêng tư và Cookie Policy là các chính sách quan trọng của chúng tôi, được thiết lập để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo mật và được sử dụng một cách hợp pháp.

Hotline 24/7