Thực Hành 9 Bước Quan Trọng Để Di Chuyển Thiết Bị Lạnh

Thực hành 9 bước quan trọng để di chuyển thiết bị lạnh

   Thay thế hoặc di chuyển thiết bị lạnh như máy làm đá, máy làm kem, máy đun nước nóng, tủ đông, tủ lạnh… với quy mô gia đình hay công nghiệp tới một vị trí mới đòi hỏi cần có một vài thủ tục chuẩn bị để tiến hành. Để đạt kết quả tốt nhất, bạn nên bắt đầu quá trình trước khi di chuyển khoảng một ngày. Như vậy thiết bị lạnh sẽ có thời gian để không gian bên trong được nghỉ ngơi và giảm khả năng phát sinh nấm mốc. Việc biết được các bước cần làm trước khi di chuyển thiết bị lạnh sẽ giúp cho việc di chuyển của bạn trở nên đơn giản hơn. Bài viết sau đây của Hải Âu sẽ hướng dẫn bạn cách di chuyển thiết bị tủ lạnh, tủ mát.

   1. Các bước di chuyển thiết bị lạnh

   Dưới đây là 9 bước tuần tự cho việc di chuyển tủ lạnh, tủ mát và các thiết bị điện lạnh nói chung một cách an toàn:

     1.1 Rút phích điện

     Đầu tiên, chúng ta lấy hết tất cả khay kệ ra bên ngoài, rút phích cắm tủ lạnh ra. Tháo hết kệ ra giúp tủ nhẹ và dễ di chuyển, giúp cho khay kệ không bị xáo trộn trong quá trình vận chuyển. Rút phích điện ra tránh gây điện giật nguy hiểm. Về cơ bản ngắt nguồn điện sẽ làm giảm nguy cơ thiệt hại và đảm bảo việc thiết bị đã sẵn sàng cho việc di chuyển.

ngat nguon dien

Hình 1: Ngắt nguồn điện

     1.2 Để trống tủ

     Để di chuyển thiết bị lạnh như tủ lạnh, tủ mát ta tiến hành di chuyển hết thực phẩm ra khỏi tủ và lau sạch bên trong tủ bằng khăn giấy. Nếu tủ lạnh tủ mát có một ngăn có khả năng làm nước đá, bỏ hết đá ra và tiến hành dọn dẹp ngăn đó.

     1.3 Xả băng và làm khô tủ trước khi di chuyển

     Công việc này khá tốn nhiều thời gian nên bạn cần phải thực hiện trước khi di chuyển ít nhất là 6 đến 8 tiếng. Việc di chuyển tủ máy, nhất là với máy làm đá trong khi còn băng hay đọng nước sẽ rất nguy hiểm bởi vì trong quá trình di chuyển tủ sẽ bị rung lắc khá mạnh và nước có thể vô tình vào được những phần hở trong thiết bị.

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh máy làm đá viên Hải Âu đơn giản theo 5 bước

     1.4 Ngắt các van cấp

     Tắt van cấp nước bằng cách xoay tay cầm theo chiều kim đồng hồ. Ngắt những đường cung cấp từ tủ lạnh xoay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ với một chiếc cờ lê có thể điều chỉnh. Đặt đầu ngắt kết nối của đường ống vào một chiếc xô để hứng hết nước thừa từ trong ống chảy ra. Đây cũng là một bước rất quan trọng trong quá trình di chuyển thiết bị lạnh.

     1.5 Tháo kệ nếu có

     Đảm bảo an toàn hoặc tháo bất cứ kệ lỏng, ngăn kéo hoặc những bộ phận bên trong tủ lạnh tủ mát. Băng hoặc buộc những cánh cửa của tủ lạnh cố định ở trạng thái đóng để đảm bảo an toàn.

thao ke va ve sinh thiet bi

Hình 2: Tháo kệ và vệ sinh thiết bị

     1.6 Vệ sinh thiết bị

     Lau chùi các bụi bẩn vết ố lâu ngày bám trên bề mặt tủ và trong tủ lạnh tủ mát. Việc này đảm bảo thiết bị được sạch sẽ, khô thoáng trước khi di chuyển tránh ẩm mốc hay gây mùi cho thiết bị.

     1.7 Cố định chặt cửa tủ

     Bạn nên sử dụng một sợi dây lớn để tránh chúng có thể vô tình bung ra ngoài và gây hại cho chính chiếc tủ lạnh tủ mát. Tuy nhiên hãy cẩn thận không nên buộc các cánh cửa tủ quá chặt vì có thể bạn sẽ khó khăn khi mở chúng ra sau khi quá trình vận chuyển kết thúc.

Lưu ý

   Trước khi thực hiện bước di chuyển thiết bị lạnh này bạn cần phải lưu ý thực hiện tốt bước 6 bởi vì nếu bạn không lau thật khô tủ thì trong điều kiện đóng chật tủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hay nấm mốc phát triển bên trong của tủ lạnh.

     1.8 Di chuyển

     Nên chú ý di chuyển tủ thật nhẹ nhàng và cẩn thận tránh tình trạng va chạm gây trầy xước hay hỏng hóc cho tủ.

     1.9 Đặt vào vị trí mới và tiếp tục sử dụng

     Sau khi quá trình di chuyển thiết bị điện lanh kết thúc, bạn có thể đặt chiếc tủ vào vị trí đã chọn từ trước và có thể sử dụng thiết bị trở lại.

on dinh vi tri va su dung thiet bi

Hình 3: Ổn định vị trí và sử dụng thiết bị

Lưu ý

   Không nên cắm điện vào và sử dụng tủ ngay, tốt nhất hãy để tủ tại vị trí mới khoảng từ 2 đến 3 giờ rồi hãy cắm điện trở lại như vậy sẽ đảm bảo hơn về yếu tố an toàn cũng như tránh trường hợp bạn muốn thay đổi vị trí đặt tủ.

     Thiết bị điện lạnh có rất nhiều kích cỡ khác nhau, với những tủ có kích thước lớn độ cồng kềnh cao nên càng cần phải chú ý cẩn thận trong quá trình di chuyển thiết bị lạnh để tránh làm làm hư hỏng, trầy xước tủ.

Xem thêm: Mẹo chọn vị trí lắp đặt điều hòa đúng cách

   2. Lưu ý chung khi di chuyển thiết bị lạnh

   – Trên một số mẫu tủ lạnh tủ mát, dây điện được thiết kế để có thể dễ dàng tháo ra giúp cho khách hàng thuận tiện trong quá trình vận chuyển, di chuyển.

   – Van của đường cấp nước nên được đặt ở bức tường phía sau tủ lạnh tủ mát, tủ đá hoặc ở gần nơi thiết bị được gắn với đường ống nước chính của gia đình hay khu kinh doanh.

   – Trong quá trình di chuyển, không bên để tủ lạnh tủ mát hay bất cứ thiết bị điện lạnh nào nằm trên mặt sau của chính mình. Hầu hết các nhà sản xuất đều thận trọng với việc đặt tủ lạnh tủ mát nằm ngửa trên mặt sau của chính nó. Nguyên nhân là do hầu hết những bộ phận quan trọng nhất của chiếc tủ nằm ở đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chính sách quyền riêng tư và Cookie Policy là các chính sách quan trọng của chúng tôi, được thiết lập để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo mật và được sử dụng một cách hợp pháp.

Hotline 24/7