10 lỗi thường gặp ở tủ lạnh
Có mặt ở mọi nơi, từ nhà riêng, khu văn phòng, đến các nhà ăn, căng tin, khách sạn… Với sự phổ biến này, Hải Âu nghĩ người sử dụng thiết bị nên biết qua về lỗi thường gặp ở tủ lạnh đơn giản. Khi nắm được những kiến thức cơ bản này, bạn sẽ tự tin hơn khi dùng tủ lạnh, và chỉ cần liên hệ thợ sửa chữa khi có vấn đề nghiêm trọng thực sự.
Với bất kỳ thiết bị nào cũng vậy, việc phát sinh hư hỏng đột ngột là điều khó tránh khỏi. Trong mọi trường hợp, người sử dụng đều sẽ lúng túng và nghĩ ngay đến việc gọi bảo hành hay đơn vị sửa chữa. Nhưng khi nhu cầu sử dụng đang cấp bách, bạn khó lòng có thể chờ đợi nhà sản xuất xác định lỗi trình báo, sắp xếp kỹ thuật viên và di chuyển đến kịp thời. Cách tốt nhất trong trường hợp này là bạn nên trang bị sẵn một số kiến thức để có thể tự sửa lỗi thường gặp ở tủ lạnh, hoặc hiểu để báo lỗi cụ thể cho thợ chuẩn bị dụng cụ cần thiết đến sửa máy. Đôi khi một số vấn đề phát sinh do chúng ta sử dụng tủ lạnh chưa hợp lý mà thôi.
Các lỗi tủ lạnh thường gặp
1. Tủ lạnh không lạnh
Lỗi thường gặp ở tủ lạnh nhất là tủ lạnh không hề giảm nhiệt độ so với môi trường bên ngoài. Lúc này, bạn nên kiểm tra xem núm công tắc đang ở vị trí nào. Nguyên nhân có thể là do bạn chỉnh mức nhiệt mát cấp độ thấp trong khi đựng nhiều đồ bên trong ngăn mát tủ lạnh khiến gió lạnh không lưu thông. Cách giải quyết trong trường hợp này là sắp xếp lại thực phẩm bên trong tủ và tăng nhiệt lạnh lên bằng núm chỉnh nhiệt.
Nguyên nhân tủ làm lạnh kém có thể phức tạp hơn như: thiếu hoặc dư gas, tắc ẩm hay bẩn phin lọc, dàn lạnh bám tuyết, hỏng lock hoặc bộ chỉnh nhiệt… khi đó bạn cần gọi thợ chứ không tự giải quyết được.
Xem thêm: 7 Thói Quen Sai Lầm Với Tủ Lạnh Tủ Mát Mà Ta Không Biết
2. Đèn tủ lạnh không sáng
Thông thường khi mở tủ lạnh, đèn sẽ sáng và bạn có thể lấy đồ dễ dàng. Trường hợp bạn mở tủ mà đèn không sáng, hãy kiểm tra xem dây nguồn vào tủ lạnh có lỏng hay không hay bảng điện có điện không, liệu có cháy cầu chì/cầu dao tại ổ điện đó không.
Nếu điện vẫn vào, máy vẫn làm lạnh mà đèn không sáng, khi đó có thể công tắc đèn đã bị hư, hoặc đèn bị cháy, cần gọi thợ xử lý.
3. Đèn sáng nhưng máy không làm lạnh
Hình 1 – Đèn tủ lạnh sáng nhưng máy không làm lạnh
Vẫn là lỗi thường gặp ở tủ lạnh liên quan đến đèn, nhưng trường hợp này đèn sáng mà tủ lại không có biểu hiện được làm lạnh. Lúc này đã xảy ra vấn đề ở hệ thống làm lạnh. Bạn có thể ngắt nguồn điện, làm sạch cuộn dây ở dàn ngưng ngay phía sau lưng máy (hoặc bên dưới máy). Sau đó, thử cắm điện trở lại một lúc xem có thấy máy làm lạnh, tạo gió lạnh bên trong không.
Còn nếu sau thao tác trên tủ vẫn không thể làm lạnh, bạn buộc phải gọi thợ để bắt đúng bệnh bên trong hệ thống làm lạnh. Lỗi này có thể đến từ nhiều nguyên nhân: hỏng bộ điều chỉnh nhiệt, hỏng máy nén, rơ le, bộ đếm thời gian rã đông…
4. Đóng tuyết thành lớp dày
Cho dù bạn dùng tủ lạnh công nghệ mới, cũng có nguy cơ ngăn đá bị đóng bám tuyết. Với nhiều máy làm đá hay tủ đông, điều này cũng có thể xảy ra. Lúc này, việc bạn cần làm là xả đá tủ lạnh. Để xả tuyết, trước hết bạn nên ngắt điện vào thiết bị và dành cho tủ lạnh một thời gian để lớp tuyết trên tự tan. Cánh cửa ngăn đông nên mở và dùng khăn khô để thấm hút nước tan từ chõ băng tuyết trên.
Xem thêm: Nguyên nhân và 8 bước khắc phục tủ lạnh bị đóng tuyết
5. Đọng nước ở đáy tủ
Hình 2 – Ống dẫn nước thải xả tuyết bị tắc gây nước đọng dưới đáy tủ
Nguyên nhân khiến nước đọng ở đáy tủ có nhiều, ví dụ như từ thực phẩm rã đông trong ngăn mát, hay do loại thực phẩm đó tiết ra nước nhưng không được trữ trong hộp đựng, thậm chí có thể do ống dẫn nước thải xả tuyết bị tắc gây nên. Bạn có thể xử lý lỗi thường gặp ở tủ lạnh này bằng cách tháo ống dẫn này ra và rửa sạch, lau khô trước khi lắp lại, dùng khăn khô lau nước đọng từ thực phẩm, hay chú ý để đựng đồ ăn vào bát hay đĩa để hứng nước tùy loại thực phẩm.
6. Tủ có mùi hôi
Nguyên nhân tủ có mùi hôi là do thực phẩm bên trong không đậy kín, tủ không chạy thường xuyên hoặc ít được vệ sinh. Cách tự sửa lỗi thường gặp ở tủ lạnh này bằng cách dùng bã cà phê hay miếng chanh tươi để khử mùi cho tủ, cùng với việc lên lịch vệ sinh tủ thường xuyên.
Hình 3 – Tủ lạnh có mùi hôi
Xem thêm: Mách nhỏ giúp bạn 10 cách loại bỏ mùi hôi trong tủ lạnh
7. Quạt tủ không hoạt động
Có thể bạn đang dùng loại tủ sử dụng phương pháp làm lạnh gián tiếp chứ không dùng quạt quay. Nếu thấy đó là sự bất thường so với trước kia, hãy thử kiểm tra xem cánh quạt này có bị kẹt bởi gì không, công tắc quạt còn tốt không, dây cuốn động cơ quạt còn nguyên hay bị đứt…
8. Nhiệt độ thực tế khác với công tắc rơ le
Khi bạn tăng chế độ lạnh mà không thấy nhiệt mát hơn, có thể do lỗi ở đầu cảm biến nhiệt. Nếu biết chút về điện lạnh, bạn có thể thử kiểm tra vấn đề này bằng cách để đầu cảm biến nhiệt ở 15 độ, rồi quay núm công tắc rơ le theo chiều kim đồng hồ từ vị trí dừng. Nếu đến trước nấc trung bình mà rơ le không đóng thì bạn cần thay ngay rơ le nhiệt tủ lạnh này đi.
Hình 4 – Chỉnh tăng chế độ lạnh mà nhiệt không giảm là lỗi thường gặp
9. Ngăn đá lâu làm đông
Thời gian đông đá của tủ lạnh chắc chắn không nhanh bằng máy làm đá, tuy nhiên nếu thời gian này quá lâu so với mức trung bình của thiết bị trước đó thì hẳn là có nguyên nhân. Cách tự sửa lỗi tủ lạnh này là kiểm tra âu đựng xem có vô tình che bít lỗ thông gió hay không. Nếu có tuyết bám che quạt gió thì nên xả tuyết này đi, đồng thời nên chọn khay nhỏ để đá đông nhanh, chọn khay nhôm vì truyền nhiệt tốt.
10. Âm thanh khi khởi động và ngưng làm việc
Hình 5 – Tủ lạnh gây ồn khi hoạt động
Nếu tủ lạnh của bạn gặp tình trạng này, nguyên nhân có thể là do 4 vít lắp bắt dàn lạnh đã bị lỏng theo thời gian hay do vận chuyển. Bạn có thể thêm vòng đệm cao su vào các vít này.
Vấn đề cũng có thể đến từ việc đặt máy không cân bằng, nên kiểm tra và chỉnh chân tủ lạnh. Hoặc tiếng ồn lách cách bởi chảo đựng nước thải ở bên dưới tủ lạnh bị chệch, sửa lại vị trí là được.
Trường hợp đã kiểm tra tất cả các yếu tố trên mà máy vẫn gây ồn, rất có thể do quạt dàn ngưng hay quạt bay hơi bên trong bị hư, bạn buộc phải tìm thợ sửa chữa.
Lưu ý khi vệ sinh sửa chữa tủ lạnh – Luôn nhớ ngắt nguồn điện khi tháo lắp sửa chữa hoặc vệ sinh tủ lạnh – Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh sẽ giúp tăng tuổi thọ tủ lạnh, giảm lỗi phát sinh – Khi thao tác cần tránh dây nước làm hư board mạch – Tuyệt đối không tự ý tháo lắp chi tiết máy quan trọng khi không am hiểu về điện và điện lạnh. – Vui lòng gọi bảo hành hoặc tìm đến thợ sửa chữa uy tín khi không thể tự xử lý lỗi |
Với những kinh nghiệm trên, hi vọng bạn có thể hiểu và sửa lỗi thường gặp ở tủ lạnh một cách dễ dàng. Còn với tình trạng nghiêm trọng hơn, bạn buộc phải tìm đến trợ giúp từ cơ quan sản xuất phân phối để nhận bảo hành hoặc tìm thợ chuyên môn nếu tủ đã hết bảo hành.