6 Nguyên Tắc Vàng Giúp Sử Dụng Điều Hòa An Toàn Cho Sức Khỏe

6 Nguyên tắc vàng giúp sử dụng điều hòa an toàn cho sức khỏe

   Trong những ngày nắng nóng của mùa hè, các gia đình, quán ăn hay các cơ quan nhà xưởng, kho lạnh công nghiệp thường để nhiệt độ máy lạnh từ 18-20 độ C. Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong lĩnh vực y tế thì việc điều chỉnh nhiệt độ trên sẽ không đem lại tác dụng như mong muốn mà còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển. Nhiều người hiện nay đã quá lạm dụng dùng máy lạnh thường xuyên, dẫn đến bị cảm, nhức đầu, nóng sốt…do chênh lệch nhiệt độ bất thường khiến cho cơ thể bạn không kịp thích nghi. Trong bài viết dưới đây, Hải Âu Group sẽ chia sẻ với bạn 6 Nguyên tắc vàng khi sử dụng điều hòa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mọi đối tượng.

1. Những người bị ảnh hưởng

Dưới đây là một số nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi điều hòa:

   –  Trẻ em: Điều hòa là an toàn với trẻ nhỏ nếu sử dụng đúng cách. Cách bác sĩ cho rằng để trẻ ngồi điều hòa tốt hơn là để chúng đối mặt với cái nóng. Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh chưa có khả năng điều chỉnh thân nhiệt như người lớn. Vì vậy, trẻ dễ bị phát ban, mất nước, mất sức vì nóng hoặc say nắng. Tuy nhiên, một căn phòng quá lạnh sẽ gây hại cho trẻ bởi nó sẽ làm giảm nhanh thân nhiệt của trẻ, tăng nguy cơ các bệnh về khớp và hô hấp.

Trẻ nhỏ là một nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi điều hòa

Hình 1: Trẻ nhỏ là một nhóm đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi điều hòa

   –  Người cao tuổi: Nếu sử dụng sai, điều hòa sẽ trở thành con dao hai lưỡi, ảnh hưởng không tốt lên sức khoẻ và có thể bệnh cho một số người. Đặc biệt đối với người lớn tuổi thì những tác động tiêu cực càng rõ nét hơn.
   –  Người mắc các bệnh mãn tính (bệnh tim, viêm khớp, viêm xoang…) khi sử dụng điều hòa sai cách có thể khiến bệnh nghiêm trọng, đau nhức nhiều hơn.

   Nếu bạn là một người khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt thì bạn sẽ ít bị ảnh hưởng bởi những tác động từ máy lạnh. Nhưng nếu người sử dụng điều hòa là trẻ em hoặc người già hay những người có tiền sử bị bệnh tim, bệnh viêm khớp, các căn bệnh về đường hô hấp thì bạn phải cẩn thận khi chăm sóc, không nên để họ ở trong phòng máy lạnh quá lâu và có nhiệt độ quá thấp. Bởi vì nếu nhiệt độ bạn điều chỉnh trong phòng mà thấp hơn từ 8-9 độ C so với môi trường bên ngoài thì việc ra ngoài và tiếp xúc với nhiệt độ thường sau khi đã ở một lúc lâu trong phòng máy lạnh sẽ làm cơ thể họ không thích nghi kịp nhiệt độ, dẫn đến bệnh bị biến chứng hoặc tái phát bệnh cũ.

   Khi thời tiết nóng, chúng ta thường tiết ra rất nhiều mồ hôi, việc ngồi trong phòng máy lạnh khiến mồ hôi bốc hơi nhanh hơn bình thường, nhiệt độ ngoài da sẽ giảm xuống nhanh thấy rõ làm cho tuyến mồ hôi bị ngưng trệ trong khi hoạt động bài tiết vẫn đang diễn ra. Điều này gây mất cân bằng nhiệt của cơ thể dẫn đến bị bệnh, bị cảm khi dùng máy lạnh, bị đau đầu, váng đầu, toàn thân bứt rứt, đau khớp… Và bệnh nặng hơn là bị trúng gió, hội chứng vai gáy, cần phải có bác sĩ điều trị kịp thời.

   Ngoài ra, sự chênh lệch nhiệt độ giữa nhiệt độ trong phòng và không khí bên ngoài cũng làm cơ thể dễ bị mắc bệnh hơn, càng làm cho cơ thể không thích nghi kịp, làm giảm sức đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh sinh sôi, phát triển. Sự chênh lệch giữa độ ẩm trong phòng và ngoài trời cũng là nguyên nhân gây tổn thương cho làn da và đường hô hấp, gây ra việc da khô, môi nứt nẻ và dễ khát nước khi ngồi phòng máy lạnh.

2. Nguyên tắc vàng khi sử dụng điều hòa
   2.1 Mức nhiệt an toàn

Nên sử dụng chế độ đặt giờ thay đổi nhiệt điều hòa

Hình 2: Nên sử dụng chế độ đặt giờ thay đổi nhiệt điều hòa

   Điều cần quan tâm đầu tiên là đừng vội bật hay khởi động máy lạnh khi cơ thể vẫn còn đang ra mồ hôi. Tốt nhất bạn nên bật quạt để ngồi trước ở chế độ nhẹ để cho khô mồ hôi rồi sau đó mới bật điều hòa. Nên để nhiệt độ ở mức 26-27 độ C sau đó mới từ từ giảm dần nhiệt độ xuống để giúp cơ thể kịp thời thích nghi với nhiệt độ trong phòng lạnh.

   Khi gặp thời tiết nóng bức và buộc phải dùng điều hòa, bạn hãy lưu ý để chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời không quá 10 độ C. Tốt nhất không nên bật điều hòa xuống dưới 26 độ.

   Máy lạnh không tốt cho những bệnh nhân hô hấp, đặc biệt là bệnh nhân hen suyễn, do đó nên dùng không khí tự nhiên, mở hết cửa phòng cho thoáng để thông khí trong và ngoài phòng trao đổi.

Lưu ý

   –  Nhiệt độ môi trường cơ thể con người thích nghi nhất trong khoảng 25-27°C.

   – Nếu điều hòa có chế độ hẹn giờ thay đổi nhiệt độ thì hãy đặt chế độ thay đổi nhiệt ngày và đêm. Còn nếu không có chế độ hẹn giờ, bạn nên đặt một chiếc nhiệt kế trong phòng để biết sự thay đổi của nhiệt độ mà điều chỉnh.

   – Không mặc phong phanh khi nằm phòng điều hòa, nên là quần dài, áo dài để không khí lạnh không xâm nhập vào cơ thể. Với trẻ sơ sinh, nên đeo tất chân, tay, mũ chụp đầu, chọn loại vải thoáng mát dành cho mùa hè. Khi trẻ ngủ, có thể đắp một lớp chăn mỏng đến ngang khửu tay trẻ, tránh đắp lên tận mặt.


2.2 Thời gian sử dụng

   Cách tốt nhất để phòng bệnh cho bản thân cùng mọi người xung quanh là không ngồi trong phòng bật máy lạnh quá lâu. Việc lạm dụng điều hòa không những gây nguy hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến kinh tế do chi phí điện năng tăng cao. Bạn không nên ngồi trong phòng lạnh quá hai tiếng, sau hai tiếng bạn cần phải ra bên ngoài để hít thở và điều chỉnh lại cho cân bằng nhiệt độ cơ thể.

Lưu ý

Để tránh sốc nhiệt, mỗi khi từ phòng lạnh ra ngoài nên mở to cửa và đứng ở cửa khoảng 2-3 phút để cơ thể thích nghi với nhiệt độ mới.

2.3 Thiết bị sử dụng kèm điều hòa

   Bạn nên sử dụng một số thiết bị tiện ích để đảm bảo sức khỏe cho những người bên trong phòng điều hòa. Vi dụ như: sử dụng quạt các loại để tản hơi lạnh đều ra khắp phòng, dùng thông gió lắp trên tường để không khí được luân chuyển, dùng máy phun sương để tăng độ ẩm bên trong phòng… 

Xem thêm: 5 Thiết bị không thể thiếu khi sử dụng điều hòa

Sử dụng máy phun sương tạo ẩm trong phòng điều hòa

Hình 3: Sử dụng máy phun sương tạo ẩm trong phòng điều hòa

2.4 Cân bằng độ ẩm

   Những người ngồi phòng lạnh nhiều thường có bị mất nước làm da và tóc bị khô xơ, trong người cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức sống. Vì vậy, bạn  nên uống nhiều nước để bù lại, chống khô họng và bôi thêm kem dưỡng ẩm để chống khô da. Khi sử dụng máy lạnh thì tốt nhất nên đặt một chậu nước trong phòng để cân bằng độ ẩm.

Lưu ý

   – Bạn có thể sử dụng máy phun sương tạo ẩm hoặc đặt một bát nước trong phòng để tạo ẩm

   – Sử dụng kem dưỡng ẩm và thường xuyên nhỏ mắt, nhỏ mũi để cảm thấy dễ chịu hơn nếu không khí quá khô

2.5 Vị trí lắp đặt điều hòa

   Lựa chọn vị trí lắp đặt điều hòa là một trong những yếu tố quan trọng các bạn không nên bỏ qua. Không nên đặt máy điều hòa theo hướng gió lạnh phả thẳng vào da vì điều này dễ gây khô da, viêm da, mất nước, đặc biệt là không tốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi vì việc này sẽ gây các bệnh như viêm mũi họng hay viêm đường hô hấp.

Xem thêm: Mẹo chọn vị trí lắp đặt điều hòa đúng cách

2.6 Định kỳ vệ sinh máy

   Điều hòa ngày nay có các lưới lọc khuẩn rất hiệu quả. Tuy nhiên nguy cơ điều hòa gây ảnh hưởng sức khỏe vẫn luôn tiềm ẩn. Bạn nên bảo dưỡng và làm vệ sinh điều hòa thường xuyên định kỳ để tránh các vi khuẩn hay nấm mốc có cơ hội sinh sôi và phát tán ra bên ngoài sau mỗi lần khởi động máy hoặc thay thế tấm lọc hàng tháng. Bởi nếu không chính máy lạnh sẽ là nơi đem đến sự phát tán các mầm bệnh, vi khuẩn, virus vào phòng.

   Nguy cơ nhiễm khuẩn ở phòng kín cao gấp 2- 5 lần so với bình thường. Vì vậy hãy mở cửa và để phòng thật thông thoáng khi không bật điều hòa.

Xem thêm: Hướng dẫn từng bước vệ sinh điều hòa đơn giản tại nhà

   Trong bài viết này, chúng tôi đã cung cấp cho bạn những nguyên nhân gây ra cảm khi dùng máy lạnh và làm sao để sử dụng máy lạnh để tránh bị ốm. Hi vọng bài viết trên của Haiau.com đã mang lại những thông tin có ích cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chính sách quyền riêng tư và Cookie Policy là các chính sách quan trọng của chúng tôi, được thiết lập để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo mật và được sử dụng một cách hợp pháp.

Hotline 24/7