Sử Dụng Máy Lọc Nước RO Đúng Cách Với 10 Lưu Ý Quan Trọng

Sử dụng máy lọc nước RO đúng cách với 10 lưu ý quan trọng

   Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng đã và đang đe dọa trực tiếp đến nguồn nước sạch của tất cả mọi người. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và cung cấp một nguồn nước tinh khiết đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên thì mỗi gia đình nên trang bị một máy lọc nước giúp thải lọc những chất bẩn độc hại ra khỏi nguồn nước của gia đình mình. Phương án được cho là tối ưu nhất hiện nay chính là sử dụng máy lọc nước dùng công nghệ lọc RO. Công nghệ này áp dụng được với mọi loại nước đầu vào, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn QCVN-6-1:2010/BYT. Mặc dù đông đảo người tiêu dùng lựa chọn, nhưng sử dụng máy lọc nước RO đúng cách thì không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, Hải Âu Group sẽ cung cấp cho các bạn 10 lưu ý cực kỳ quan trọng khi dùng máy lọc nước công nghệ RO, giúp tăng tuổi thọ cho máy cũng như cấp nước sạch hoàn hảo.

1.Không cấp nước nóng

   Một trong những lưu ý đầu tiên khi sử dụng máy lọc nước RO chính là về cấp nước. Theo đó nước đi vào máy lọc nước không nên dùng nước nóng. Nguyên nhân là vì các ống dẫn nước nguồn của máy lọc nước RO được sản xuất bởi chất liệu nhựa và cao su. Nếu nhiệt độ của nước cao có thể khiến dây dẫn bị lão hóa nhanh, thậm chí là nóng chảy.

Không cấp nước nóng cho máy lọc nước

Hình 1: Không cấp nước nóng cho máy lọc nước

   Vào mùa hè, nắng nóng lớn cộng hưởng với hiệu ứng đô thị có thể khiến nhiệt độ ngoài trời lên đến 50 độ C. Nhiệt này tác động làm nóng bồn chứa nước của các hộ gia đình. Nếu như bạn dẫn nguồn nước nóng này thẳng vào máy lọc nước, thì chẳng mấy chốc sẽ phải thay thế dây dẫn, & các phụ kiện. Giải pháp được đưa ra là dẫn nước qua đoạn đường dài để giảm bớt nhiệt hoặc làm bể lửng ở các tầng tầm trung để nước hạ nhiệt rồi mới dẫn vào máy lọc RO.

Xem thêm: Lắp đặt máy lọc nước RO cần lưu ý những gì

2.Không làm đóng băng hệ thống

   Một lưu ý khác về vấn đề cấp nước, đó là đảm bảo không để nước dẫn vào hệ thống lọc RO bị đóng băng. Khi đó nước không cấp được vào máy nhưng bơm nước vẫn hoạt động, có thể gây sự cố cháy động cơ và ảnh hưởng chung đến hệ thống lọc nước.

   Việt Nam là nước nhiệt đới nhưng vẫn có một số tỉnh miền núi phía Bắc có hiện tượng băng giá cần phải quan tâm đến vấn đề này. Nếu bạn thuộc nhóm tỉnh có nguy cơ cao gặp băng giá, hãy lưu ý nguồn cấp nước cho tất cả các thiết bị sử dụng nước để tránh gây hư hại động cơ và phát sinh sự cố bằng cách sử dụng hệ thống sưởi chung cho ngôi nhà, dùng nước nóng làm tan giá tại các đường ống nếu có thể hoặc tạm ngưng dùng thiết bị.

Làm tan giá cho ống nước đã bị đóng băng

Hình 2: Làm tan giá cho ống nước đã bị đóng băng

3.Đường thoát nước thông thoáng

   Hãy luôn chú ý đến đường dẫn nước thải của máy lọc nước. Cũng như hầu hết các thiết bị sử dụng nước, chúng đều có phần dẫn thoát nước. Sau một thời gian sử dụng mà không vệ sinh, đường thoát nước này có nguy cơ bị tắc nghẽn hay bám cặn bít lại, nước thải sẽ không thoát đi được. Nước thải không được xả ra ngoài, đồng nghĩa với việc máy sẽ không thể tự động sục rửa hệ thống lõi lọc sau khi lọc nước. Điều này không những làm giảm tuổi thọ của lõi lọc nước mà còn làm cho chất lượng nước sau khi lọc sẽ không được tinh khiết. Giải pháp được đưa ra là hãy thường xuyên vệ sinh phần thoát nước của hệ thống lọc RO.

4.Áp lực cấp nước

   Hãy sử dụng máy lọc nước RO đúng bằng cách quan tâm hơn đến vấn đề áp lực cấp nước. Ngày nay, các gia đình thường xây nhà nhiều tầng hoặc sống tại các khu nhà chung cư. Theo đó mà áp lực nguồn nước cấp xuống các tầng dưới là khá cao. Để đảm bảo máy lọc nước hoạt động ổn định, bạn chỉ cần cấp nước với áp lực vừa phải vào máy.

   Vậy nên khi sử dụng máy lọc nước RO, bạn nên lắp thêm 1 khóa nước nguồn vào máy lọc nước và vặn nhỏ lại. Trường hợp phải vắng nhà trong thời gian dài, bạn nên khoá nước và tắt nguồn điện để tránh áp lực nước quá mạnh làm bật vòi nước và hỏng khoá.

Van khóa giảm áp lực nước

Hình 3: Van khóa giảm áp lực nước

5.Sục rửa với máy mới

   Máy lọc nước RO có nhiệm vụ loại bỏ các tác nhân gây hại và cấp nước sạch đủ tiêu chuẩn nước uống để sử dụng. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chủ quan. Khi mới mua hệ thống lọc nước RO về và lắp đặt máy, hãy thử chạy máy ngay và tiến hành sục rửa thiết bị trong 3 giờ liên tiếp. Công đoạn sục rửa này sẽ giúp bạn rửa sạch các bụi tự sinh trong các lõi lọc, gồm bụi từ nguyên liệu, bụi hình thành trong quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản.

   Trường hợp bạn tắt máy lọc nước một thời gian dài không sử dụng, nguy cơ phát sinh nấm mốc và các vi khuẩn có hại khác cũng như cặn bẩn bám dính chắc vào các lõi lọc là rất cao. Do vậy, nếu muốn sử dụng tiếp máy lọc nước RO, hãy lắp máy vào đường nước và cho máy chạy LIÊN TỤC trong vòng 3 giờ. Lượng nước lọc được trong thời gian này nên loại bỏ để đảm bảo nước đầu ra an toàn cho sức khỏe của người sử dụng.

Xem thêm: Những điều cần lưu ý khi dùng máy lọc nước RO mới

6.Sử dụng đúng điện áp

   Về điện áp, chỉ nên sử dụng điện áp đúng với yêu cầu của nhà sản xuất quy định. Việc sử dụng điện áp cao hoặc thấp hơn điện áp khuyên dùng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cục nguồn máy lọc nước, làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Trường hợp sử dụng điện áp thấp máy sẽ hoạt động ì ạch nhưng không tổn hại nhiều về thiết bị so với trường hợp dùng điện áp cao quá định mức.

   Điện áp chuẩn được khuyên dùng của máy lọc nước Kangaroo và Karofi là 220V. Với các hãng sản xuất khác, bạn có thể kiểm tra thông số về điện trên cục nguồn của máy, in ở tem thông số máy hoặc sách hướng dẫn sử dụng.

7.Xử lý khi gặp sự cố

   Cũng như bao thiết bị khác, máy lọc nước RO có thể xảy ra sự cố trong quá trình hoạt động. Nguyên nhân có thể đến từ việc bạn sử dụng sai cách, lắp đặt sai vị trí khiến áp lực nước quá cao, do sử dụng quá lâu mà không vệ sinh máy…và một số sự cố khác đến từ bản thân thiết bị.

   Cho dù sự cố đến từ đâu, cách làm đúng nhất lúc này là bạn hãy nhanh chóng NGẮT NGUỒN ĐIỆN, KHÓA NGUỒN NƯỚC VÀO. Nếu bạn không có chuyên môn hay hiểu biết về hệ thống lọc nước RO, hãy tìm đến sự giúp đỡ của các kỹ thuật viên có kinh nghiệm, họ sẽ giúp bạn xử lý sự cố hoặc lắp đặt máy lọc nước một cách nhanh chóng và chính xác hơn, giúp máy lọc nước hoạt động ổn định và có tuổi thọ cao hơn.

Các dịch vụ kiểm tra sửa chữa máy lọc nước trên thị trường

Hình 4: Các dịch vụ kiểm tra sửa chữa máy lọc nước trên thị trường

   Có thể điểm qua một số sự cố thường gặp ở máy lọc nước RO:

    – Hệ thống bị rò rỉ nước

    – Khi mở vòi không có nước tinh khiết chảy ra

    – Máy lọc nước RO có tiếng ồn lớn khi hoạt động

    – Bơm chạy nhưng nước chảy chậm hoặc không có nước ra

    – Nước thải vẫn chạy khi hệ thống ngưng hoạt động.

   Các bạn có thể tìm hiểu rõ hơn về sự cố với máy lọc nước RO cùng nguyên nhân và cách xử lý tại bài viết Sự cố thường gặp khi dùng máy lọc nước RO và cách xử lý

8.Kiểm tra lõi lọc

   Việc kiểm tra lõi lọc sẽ được tiến hành định kỳ sau 1-3-6 tháng (tương ứng với thời gian cần thay thế của lõi lọc số 1), và nhằm vào ba lõi lọc thô, nhằm kiểm tra xem đã cần thay thế các lõi lọc chưa hay chỉ cần vệ sinh. Với ba lõi lọc thô, bạn có thể quan sát bằng mắt thường với lõi lọc 1 và 3, các lõi này có xu hướng chuyển sang màu đen và bám cặn bẩn bên ngoài.

Dấu hiệu cần vệ sinh thay thế lõi lọc

Hình 5: Dấu hiệu cần vệ sinh thay thế lõi lọc

   Tùy nguồn nước đưa vào lọc mà tình trạng này khác nhau theo thời gian, nước vào bẩn thì thời gian vệ sinh và thay thế sẽ rút ngắn lại. Khi chưa đến hạn thay lõi lọc và chúng chưa quá bẩn, hãy kịp thời vệ sinh để nguồn nước lọc đảm bảo tinh khiết. Còn nếu lõi đã chuyển màu do nước quá bẩn, đừng chần chừ mà hãy thay ngay lõi lọc. Việc lọc thô được tiến hành tốt sẽ tạo thuận lợi cho các bộ lọc chức năng còn lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Xem thêm: Những dấu hiệu nhận biết lõi lọc nước cần vệ sinh thay thế

9.Thay lọc định kỳ

   Để đảm bảo nguồn nước lọc đảm bảo sạch, bạn buộc phải thay thế lõi lọc nước định kỳ. Thay lõi lọc nước định kỳ là việc làm BẮT BUỘC khi sử dụng máy lọc nước. Khi đó bạn sẽ có một nguồn nước đảm bảo giàu khoáng chất. Ngược lại nếu các lõi lọc nước không được thay định kỳ thì nước sau khi xử lý qua máy lọc nước còn nguy hại hơn là nước chưa qua xử lý. Bởi khi lõi lọc mất đi khả năng diệt khuẩn thì chúng sẽ trở thành nơi cho vi khuẩn và nấm mốc trú ngụ và sinh sôi, từ đó chạy theo nước ra ngoài.

   Khi bạn hiểu về nguyên lý hoạt động của máy lọc nước, bạn sẽ hiểu hơn về hệ thống lọc từ đó hiểu hơn về quy trình thay thế lõi lọc.

Nguyên tắc vận động của dòng nước trong máy lọc nước RO

Hình 6: Nguyên tắc vận động của dòng nước trong máy lọc nước RO

   Dưới đây là bảng tổng hợp về thời gian cần thay thế các lõi lọc của máy lọc nước RO và các dấu hiệu cụ thể buộc phải thay thế lõi phục vụ cho công đoạn kiểm tra lõi lọc.

Lõi lọcThời gian thay thếDấu hiệu buộc thay thế
Lõi lọc số 1 (PP)3 – 6 thángMàu sắc của lõi sẽ thay đổi dần từ trắng – vàng – đen, khi thấy lõi lọc chuyển sang màu nâu đen thì bạn nên thay mới
Lõi lọc số 2 (UDF – GAC)6 – 9 thángBề mặt của lõi có một lớp keo màu vàng như mỡ tích tụ lại, đó chính là những chất hữu cơ và tạp chất
Lõi số 3 (CTO)6 – 9 thángBề mặt của lõi có một lớp keo màu vàng như mỡ tích tụ lại, đó chính là những chất hữu cơ và tạp chất
Lõi số 4 (Màng RO)2 – 4 nămNước ra nhỏ giọt trong khi nước thải ra nhiều
Lõi số 5, 6, 7 (Các lõi lọc nâng cấp)1,5 – 2 nămNước không còn ngọt mát như lúc đầu

   Để thay thế lõi lọc chính hãng, hãy liên hệ địa chỉ tin cậy hoặc từ đơn vị cung cấp máy lọc nước cho bạn nếu còn thời hạn bảo hành.

Xem thêm: Bí kíp chọn mua lõi lọc máy lọc nước RO chính hãng

10.Kiểm tra nước lọc thành phẩm

   Trong trường hợp nguồn nước địa phương bạn có các yếu tố đặc thù như nhiễm sắt, nước giếng khoan, hay có hàm lượng đá vôi cao… bạn có thể kiểm tra nước lọc thành phẩm qua máy lọc nước RO một cách dễ dàng. Nguyên tắc kiểm tra nước thành phẩm sau lọc RO chính là thử nhận biết các nguồn nước đặc trưng này, ví dụ:

    – Nước đá vôi: nếu nước sau khi lọc còn chứa nước đá vôi thì chúng sẽ tạo mảng bám dưới đáy thiết bị đun

    – Nước nhiễm sắt: kiểm tra bằng mắt thường khi rót nước vào cốc thủy tinh hoặc bát men trắng xem có còn màu vàng hay không. Hoặc bạn có thể kiểm tra bằng nhựa chuối (nhỏ nhựa chuối vào nước nếu chuyển màu đậm là nhiễm phèn) hay nước chè (hòa vào nước chuyển màu từ bình thường sang tím thẫm)

    – Nước nhiễm Clo: nước có ánh vàng, có mùi như thuốc tẩy

    – Nước nhiễm Nitrit: luộc thịt có màu hồng đỏ do Nitrit ức chế hồng cầu…

   Bài viết trên đây đã tổng hợp đầy đủ các lưu ý để giúp bạn sử dụng máy lọc nước RO đem lại hiệu quả cao nhất cũng như kéo dài tuổi thọ của máy. Hi vọng các lưu ý này sẽ giúp cho bạn có thêm những kinh nghiệm mới trong việc sử dụng máy lọc nước đúng cách và hiệu quả !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chính sách quyền riêng tư và Cookie Policy là các chính sách quan trọng của chúng tôi, được thiết lập để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo mật và được sử dụng một cách hợp pháp.

Hotline 24/7