Hướng dẫn bảo trì, lắp đặt và vệ sinh máy làm kem định kỳ

huong dan bao tri lap dat va ve sinh may lam kem dinh ky

   Ngày nay, người tiêu dùng rất sợ các sản phẩm sản xuất trên dây chuyền công nghiệp do lo ngại vấn đề an toàn thực phẩm. Vì vậy, sản phẩm máy làm kem dần được lên ngôi. Ngày càng có nhiều nhà hàng, khách sạn dùng máy làm kem tươi để phục vụ khách hàng. Với những người thường xuyên vận hành trực tiếp máy làm kem, hẳn sẽ biết rằng việc bảo trì và vệ sinh máy làm kem là không hề dễ dàng. Nếu không hiểu về thiết bị mà mình đang sử dụng, bạn có thể nhanh chóng làm hư chúng. Với một máy làm kem cũng vậy. Bạn cần có kiến thức về việc lắp đặt để biết cách tháo rửavệ sinh máy làm kem đúng cách, nhờ đó kéo dài tuổi thọ của máy. Trong bài viết sau, Hải Âu Group sẽ hướng dẫn các bạn quá trình lắp đặt, vận hành và giới thiệu chi tiết các linh kiện máy làm kem thông qua sản phẩm mẫu là máy làm kem Hải Âu HAK 635.

   1. Quy trình lắp đặt

   Thông thường, khi đơn vị bán máy làm kem chuyển máy đến cho bạn sẽ có một nhân viên kỹ thuật đi theo lắp đặt và hướng dẫn sử dụng máy. Tuy nhiên, bạn cũng cần nắm được cách lắp ráp máy từ đó vệ sinh máy sẽ thuận lợi hơn. Việc lắp đặt máy làm kem tươi kinh doanh khá đơn giản, do đó bạn có thể xem video hướng dẫn của Hải Âu và làm theo mà không nhất thiết cần đến sự hỗ trợ của kỹ thuật viên. Dưới đây là quy trình lắp đặt cơ bản:

huong dan bao tri lap dat va ve sinh may lam kem dinh ky 1

Hình 1:Lắp ốp mặt trước và cần gạt kem

   Lắp khay hứng

   Khay này lắp đặt rất đơn giản các bạn chỉ cần gài khay vào 2 chốt đã được thiết kế sẵn là xong.

   Lắp ốp mặt trước và cần gạt kem

   – Phía dưới ốp mặt trước là khuôn tạo hình cho kem, chúng ta sẽ lắp các cần gạt lấy kem vào bộ khuôn này. Một chiếc khuôn sẽ có 3 cần gạt, các bạn gài chúngvào các vị trí có sẵn trên khuôn.

   – Lắp thanh chốt xuyên ngang qua 3 chiếc cần gạt để cố định với khuôn. Ở đầu thanh chốt có thiết kế một đai ốc, các bạn lắp đai ốc này vào để cố định thanh chốt.

   – Sau khi lắp bộ phận cần gạt này xong chúng ta sẽ lắp phần khuôn vào máy. Để cố định bộ phận này với máy làm kem các bạn dùng 4 chiếc đai ốc và siết chặt. Những chiếc đai ốc này được thiết kế rất to, chắc chắn, các bạn có thể siết bằng tay mà không cần phải dùng đến các dụng cụ hỗ trợ như kìm hay mỏ lết.

   – Như vậy chúng ta đã lắp xong bộ phận ốp mặt trước và cần gạt kem, các bạn có thể gạt lên xuống thử để kiểm tra xem các bộ phận này đã hoạt động êm ái hay chưa. Bộ phận ốp mặt trước và cần gạt kem còn lại các bạn cũng thực hiện quá trình lắp tương tự như trên.

   Sản phẩm lắp đặt mẫu  trong video trên là model HAK 635 có 2 hệ thống làm kem riêng biệt với tổng cộng 6 vòi kem. Bạn có thể thấy nhiều mẫu máy làm kem khác có 1 hệ thống làm kem với 3 vòi kem, ví dụ: máy làm kem Hải Âu HAK 325, HAK 313, HAK 322 và HAK 322.

   Chọn vị trí lắp đặt

   Các máy làm kem hiện đại như HAK 635 trong video đã được thiết kế bánh xe đa hướng, kích thước lớn nên chúng ta có thể dễ dàng di chuyển máy. Tuy nhiên để máy làm kem hoạt động ổn định, bạn cần chọn vị trí lắp đặt phù hợp nhất, tránh di chuyển máy nhiều lần. Tiêu chuẩn để chọn vị trí lắp đặt máy làm kem sao cho máy hoạt động đem lại hiệu quả cao và tiết kiệm điện nhất là:

huong dan bao tri lap dat va ve sinh may lam kem dinh ky 2

Hình 2: Kiểm tra vị trí lắp đặt

    – Vị trí đặt máy cần phải có bề mặt bằng phẳng để máy hoạt động êm ái. Bề mặt không bằng phẳng khi máy hoạt động sẽ bị rung rắc tạo tiếng ồn lớn và có thể gây ra hỏng hóc.

   – Vị trí đặt máy cần phải đảm bảo yêu cầu: phía sau máy cách tường 60 cm. Bên trên đỉnh và 2 mặt bên của máy khoảng không gian trống cũng phải đảm bảo từ 60cm trở lên. Các bạn phải đảm bảo yêu cầu này để máy có thể vận hành hiệu quả và tiết kiệm điện năng tối đa.

   – Sau khi đã chọn được vị trí đặt máy các bạn hãy gạt lẫy khóa ở dưới bánh xe để cố định bánh xe chắc chắn.

   – Để máy có thể vận hành chúng ta cần cung cấp nguồn điện cho máy. máy sử dụng nguồn điện một pha 220V.

   – Máy đã có sẵn dây nối đất, ta nối dây này xuống đất bằng cách nối phần lõi đồng của dây điện vào một thanh kim loại rồi cho tiếp xúc với mặt đất

Lưu ý trong quá trình lắp đặt máy làm kem

   –   Đặt máy ở vị trí thông thoáng để máy có thể tản nhiệt tốt trong quá trình vận hành.

   –   Tránh để dây điện bị gập khúc hay bị vật nặng đè vào. Không để dây máy cạnh kho chứa thực phẩm, đề phòng chuột cắn dây gây rò điện

   –   Nếu máy làm kem không có sẵn dây nối đất, phải lắp thêm vào để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

   –   Một số máy làm kem kích thước bé sẽ không có bánh xe (ví dụ: máy làm kem Hải Âu HAK 322), chú ý đeo găng tay bảo hộ khi bê lắp máy để tránh thương tổn.

   –   Mẫu máy HAK 635 trên đây có thể khác thiết bị làm kem của bạn ở một số chi tiết. Hãy tham khảo thêm sách hướng dẫn sử dụng.

   2. Quy trình vệ sinh bảo trì

   Việc vệ sinh máy làm kem có thể tiến hành thủ công kết hợp cùng chế độ vệ sinh tự động (nếu có). Các bước thực hiện như sau:

   Chuẩn bị: khăn cotton, nước sạch, dầu bôi trơn (có tặng kèm theo máy)

   Vệ sinh thùng chứa nguyên liệu bằng tay: Đầu tiên các bạn mở nắp các thùng chứa nguyên liệu làm kem, dùng một chiếc khăn mềm sạch, thấm nước và lau sạch bề mặt của các thùng chứa.

   Vệ sinh bằng chế độ làm sạch tự động:

   – Đổ nước vào các thùng chứa nguyên liệu làm kem, sau đó đậy nắp lại để tránh bụi hay côn trùng có thể rơi vào thùng trong quá trình máy làm vệ sinh.

   – Kết nối máy với nguồn điện và bật công tắc để máy hoạt động. Sau đó các bạn bấm nút CLEAN trên bảng điều khiển để vận hành chế độ làm sạch tự động của máy. Khi bấm nút này, trên bảng điều khiển sẽ hiển thị đèn báo hiệu máy đang hoạt động ở chế độ clean và thanh trạng thái thông báo tiến trình vệ sinh.

   – Lúc này máy sẽ tự động vệ sinh bên trong, các bạn không cần phải thao tác gì thêm.

   – Sau khoảng 5-10 phút máy sẽ hoàn thành quá trình vệ sinh và thông báo cho chúng ta biết. Lúc này bạn cần xả lượng nước đã đổ vào ban đầu bằng cách kéo cần gạt kem. Bạn lưu ý mở vòi ở giữa, vì đây là vòi liên kết giữa cả 2 thùng chứa nguyên liệu nên chỉ cần mở một vòi này là đủ. Với máy có hai hệ thống làm kem như HAK 635, bạn cũng làm tương tự với hệ thống lấy kem còn lại.

huong dan bao tri lap dat va ve sinh may lam kem dinh ky 3

Hình 3: Vệ sinh bằng chế độ làm sạch tự động

   Vệ sinh phễu làm kem

   –  Tháo 4 chiếc đai ốc to ở đây ra để có thể nhấc được ốp mặt ra ngoài

   – Tháo đai ốc của thanh chốt để tháo bộ phận cần gạt kem.

   – Ở mặt trong của khuôn phần tiếp xúc với máy làm kem có 2 bộ phận gioăng cao su. Các bạn có thể nhấc chúng ra để vệ sinh kĩ hơn

   Vệ sinh cần gạt kem

   – Tháo rời các cần gạt để lau rửa.

   – Thêm dầu bôi trơn vào các khớp khóa.

   – Sau khi đã vệ sinh xong các bạn lắp bộ phận này trở lại máy.

   Việc sử dụng máy một cách tỉ mỉ và vệ sinh máy làm kem thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị, cũng như tránh những rủi ro trong lúc sử dụng máy. Nếu không tuân thủ những nguyên tắc trên, sau một thời gian sử dụng, máy có thể bị kêu hoặc yếu động cơ, thậm chí là gây hại đến người sử dụng.

Lưu ý trong quá trình vệ sinh bảo trì

   –  Việc vệ sinh bảo trì máy làm kem cần thực hiện định kỳ

   –  Chỉ khi hiểu quy trình lắp đặt, bạn mới có thể làm tốt việc vệ sinh bảo trì máy

   –  Trước khi vệ sinh thủ công, bạn hãy đảm bảo luôn TẮT MÁY trước khi rút ổ cắm.

  –  Nếu máy làm kem của bạn không có chế độ làm sạch tự động, bạn cần mở ốp mặt trước và lấy trục khuấy để vệ sinh. Thao tác này phức tạp, nên cần sự hỗ trợ từ nhân viên kỹ thuật đến bảo trì.

   –  GIOĂNG MÁY LÀM KEM là bộ phận dễ dão hỏng. Khi vệ sinh máy, nên kiểm tra bộ phận này và thay thế nếu cần thiết. Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng bởi nhà sản xuất thường TẶNG KÈM chúng ta những chiếc gioăng thay thế.

huong dan bao tri lap dat va ve sinh may lam kem dinh ky 4

Hình 4: Gioăng máy làm kem

   3. Tìm hiểu linh kiện máy làm kem

   Khi bảo trì bảo dưỡng linh kiện máy làm kem, bạn cần phải mở các ốc vít ở vỏ máy, ảnh hưởng đến tem bảo hành. Do đó, bạn nên gọi điện cho đơn vị bán hàng đến để bảo dưỡng kiểm tra định kỳ cho máy làm kem.

   Dưới đây là các linh kiện máy làm kem chính:

   Cánh tản nhiệt là dàn lạnh nhỏ để phục vụ cho hệ thống làm kem tươi của máy

   Mô tơ puli truyền động của hệ thống làm kem

  Bộ phận bơm oxi để làm xốp cho kem thành phẩm

   Máy nén chính để làm kem và máy nén phụ giữ cho kem tươi.

   Quạtdàn ngưng để tản nhiệt.

huong dan bao tri lap dat va ve sinh may lam kem dinh ky 5

Hình 5: Linh kiện bên trong máy làm kem HAK 635

   Ngoài ra còn có các chi tiết như: phin lọc, van điện từ, bộ khởi động cho block máy nén, sensor cảm biến nhiệt độ, bảng mạch điều khiển.

Xem thêm: Linh kiện và nguyên lý làm việc của máy làm kem tự động

   Như vậy Hải Âu đã giới thiệu cho các bạn cách lắp đặt,quy trình vệ sinh bảo trì và giới thiệu chi tiết các linh kiện bên trong máy làm kem. Hi vọng rằng nhờ video này, bạn có thể tự thao tác lắp đặt máy dễ dàng cũng như hiểu rõ hơn về các linh kiện bên trong máy để kiểm soát máy tốt hơn trong quá trình vận hành.

   Để tìm hiểu thêm về các dòng máy làm kem công nghiệp, khách hàng có thể truy cập vào website của Hải Âu hoặc tới trực tiếp các showroom Hải Âu trên toàn quốc

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chính sách quyền riêng tư và Cookie Policy là các chính sách quan trọng của chúng tôi, được thiết lập để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo mật và được sử dụng một cách hợp pháp.

Hotline 24/7