Lịch sử loài người đã trải qua 3 cuộc CMCN và đang bước vào CMCN 4.0. Tất cả các lĩnh vực từ công nghệ, quân sự đến y tế, vận tải,… đều chịu sự tác động to lớn. Vậy trong căn bếp – nơi tưởng chừng bình yên nhất và ít thay đổi nhất trong đời sống đã thay đổi ra sao trong suốt chiều dài lịch sử đó?
Căn bếp – nơi lưu giữ dấu ấn của 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước
Những thế kỷ trước, căn bếp chỉ đơn giản như một nhà kho lưu trữ các loại thực phẩm, gia vị cùng vật dụng nhà bếp đơn giản như nồi, chảo bằng gang, nhôm tới các dụng cụ làm bếp sử dụng bằng tay gồm chày, cối, dao… Mỗi dụng cụ một tính năng, dụng cụ nhà bếp khi ấy chỉ là công cụ thô sơ để hỗ trợ việc vặt cho người nấu bếp. Chất lượng của món ăn phần lớn phụ thuộc vào người nấu, từ công đoạn, cắt hái, bảo quản, sơ chế đến hoàn thiện, bày trí bàn ăn.
Bước sang thời kỳ công nghiệp với sự nối tiếp của 3 cuộc cách mạng công nghệ, máy móc trở thành trợ thủ đắc lực trong cuộc sống của con người thì căn bếp đã mang một diện mạo mới mẻ. Từ 100% phải làm bằng tay, lần đầu tiên người phụ nữ chỉ cần phải ấn nút hoặc đặt đồ vào máy và thảnh thơi tận hưởng thời gian cho riêng mình.
CMCN 1.0: Động cơ đốt trong “vào bếp”
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất với sự phát minh ra động cơ đốt trong đã trở thành dấu mốc quan trọng khi chiếc tủ lạnh đầu tiên trên thế giới ra đời. Nhờ vào cỗ máy này mà con người thôi không phải ướp trái cây lạnh trong tuyết. Các thương nhân không cần lấy đá tự nhiên từ xứ lạnh, cắt và giữ chúng trong những chiếc tủ kín để kinh doanh tại các xứ nóng hơn. Các bà nội trợ phần nào được “giải thoát” khỏi các công việc nặng nhọc như phơi nắng, sấy khô, ướp muối, hun khói, ủ lên men… thực phẩm để bảo quản.
Chiếc tủ lạnh khép kín với máy nén đặt phía dưới đáy tủ ra đời năm 1916
Người ta tin rằng người đầu tiên có ý tưởng tạo ra chiếc tủ lạnh là Oliver Evans vào năm 1805. Ông đã thiết kế một chiếc máy làm lạnh sử dụng hơi nước thay vì chất lỏng. Tiếc rằng, dự án này đã không được công bố. Cho đến năm 1851, John Gorrie nhận được bằng sáng chế đầu tiên của Mỹ về phương pháp làm ra băng nhân tạo từ động cơ thì những “mảnh ghép” của chiếc tủ lạnh hiện đại mới thành hình. Tuy nhiên, phải tới năm 1876, sản phẩm của Carl von Linde thiết kế mới là chiếc tủ lạnh “đích thực” và được cải tiến dần cho đến chiếc tủ lạnh tiết kiệm điện – nhỏ gọn – thân thiện với môi trường mà bạn đang sử dụng ngày nay.
CMCN 2.0 và 3.0: Động cơ điện lên ngôi
Nếu CMCN 1.0 chỉ mới manh nha giải phóng con người khỏi các công việc chân tay thì thời điểm này thực sự là một bước ngoặt của nhân loại khi máy móc đổ bộ vào căn bếp với hàng loạt các “chiến binh thiện chiến” mang tên: nồi cơm điện, lò vi sóng, máy rửa bát…
Điển hình nhất là chiếc nồi cơm điện. Khi chưa được áp dụng động cơ điện và tự động hóa, việc nấu cơm được thực hiện bởi một chiếc nồi làm bằng chất liệu gang hoặc nhôm, sử dụng các nhiên liệu tự nhiên củi, gỗ, rơm để tạo nhiệt lượng làm chín gạo. Nhưng kể từ khi được tích hợp công nghệ tân tiến, những chiếc nồi cơm điện đã giúp những người phụ nữ không phải canh lửa bởi đã có bộ phận tạo nhiệt lượng tích hợp. Thậm chí ngoài gạo, người ta còn có thể chế biến các loại ngũ cốc, bánh gato, bánh tráng miệng, súp lỏng… thật tiện lợi và dễ dàng!
CMCN 4.0: Căn bếp trong gia đình dần nguội lạnh
Cuộc sống hiện đại với những mối quan hệ xã hội ngày càng mở rộng, những cuộc giao tiếp, những cám dỗ ngày thường khiến người ta dần xa căn bếp với bữa cơm đầm ấm cùng những người thân yêu của mình. Một bữa cơm nhà đôi khi trở thành khó khăn và cùng theo đó những ràng buộc giữa những thành viên trong gia đình ngày càng trở nên lỏng lẻo. Đó như một hệ quả tất yếu khi cả thế giới hối hả trong guồng quay của cuộc CMCN 4.0.
Thêm vào đó, các thành tựu công nghệ của cuộc CMCN 4.0 giúp cho việc nấu ăn đôi khi trở nên không cần thiết khi đã có người đi chợ thuê, các đơn vị cung cấp thức ăn chế biến sẵn qua ứng dụng khiến con người vô tình lười bếp núc hơn và ưa chuộng các suất ăn nhanh. Nói cách khác là căn bếp trong các gia đình ngày càng trở nên nguội lạnh hơn.
Xu thế này vô tình tạo ra cơ hội vàng cho các thiết bị bếp công nghiệp. Những thiết bị này cho khả năng nấu hàng trăm suất cơm và xử lý mọi việc trong căn bếp với thời gian ngắn. Có thể kể đến một số như: tủ nấu cơm công nghiệp, tủ sấy bát, tủ đông, bếp từ, bếp gas công nghiệp…
4.0 là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp kinh doanh thiết bị bếp công nghiệp
Dù là một đơn vị có uy tín trên thị trường, kinh doanh sản phẩm tủ nấu cơm công nghiệp Hải Âu nhưng ông Nguyễn Hồng Quân, Phó TGĐ Tập đoàn Hải Âu lại có những tâm sự đầy tiếc nuối về thực trạng căn bếp đang nguội dần trong mỗi gia đình.
“Cái gốc để có một mái ấm gia đình hạn phúc sẽ nằm ở gian bếp .Vì vậy, Hải Âu vẫn luôn đề cao vai trò và ý nghĩa của những căn bếp trong gia đình. Đó là nơi thể hiện đậm nét văn hóa đề cao gia đình của Việt Nam nói riêng và văn hóa Á Đông nói chung. Dù cuộc sống có ngày càng hối hả, quỹ thời gian của chúng ta ngày càng eo hẹp thì chúng tôi cũng luôn hi vọng rằng mỗi người hãy cố gắng dành một chút thời gian, trở về bên gia đình và sum họp trong căn bếp nhà mình”, ông Quân chia sẻ.
Theo Thuonghieucongluan