Tủ nấu cơm là thiết bị ứng dụng có mặt trong hầu hết các nhà hàng, khách sạn lớn hiện nay. Chúng được sử dụng để giúp doanh nghiệp triển khai việc nấu ăn với số lượng suất ăn lớn trong thời gian cực ngắn mà vẫn đảm bảo chất lượng các suất ăn đồng đều.Và để gia tăng những tiện ích của sản phẩm, nhà sản xuất đã thiết kế và cài đặt cho tủ nấu cơm rất nhiều loại đèn báo. Tuy nhiên, không phải tất cả những người sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp đều hiểu về chức năng và ý nghĩa của các loại đèn báo trên tủ cơm. Trong bài viết này Hải Âu Group sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống đèn báo trên tủ cơm trong bài viết dưới đây.
1. Tủ nấu cơm công nghiệp
Không chỉ có khả năng nấu cơm với số lượng công nghiệp, chất lượng đồng đều, chủ đơn vị kinh doanh còn có khả năng sử dụng tủ nấu cơm cho nhiều mục đích chế biến các món ăn khác nhau như luộc, hấp, nấu… Nguyên liệu để nấu với tủ cơm công nghiệp cũng rất đa dạng như gà, cá, thủy hải sản…
Với những tác dụng của tủ nấu cơm nói trên, thiết bị này cần có nhiều nút và đèn để chuyên nghiệp hóa quá trình chế biến. Tùy thuộc từng hãng sản xuất mà bảng điều khiển của tủ nấu cơm công nghiệp có thiết kế khác nhau. Tuy nhiên, một tủ cơm thường có sáu loại đèn báo như sau.
2. Hệ thống đèn báo tủ cơm
2.1. Đèn báo bật tắt
Để biết tủ cơm có khởi động bình thường hay không, cần có một đèn báo tủ cơm với mục đích thông báo. Cũng giống như một bếp nấu cơm dùng điện thông thường, khi quá trình nấu kết thúc thì đèn này cũng sẽ báo để chuyển chế độ từ nấu sang ủ và ngừng cấp thêm hơi nước. Đặc biệt chỉ khi tủ cơm vào điện thì ta mới chọn chế độ bật máy để nấu, giúp tiết kiệm điện năng cũng như an toàn hơn. Khi đèn báo tủ cơm thông báo kết thúc nấu, bạn cần ủ thêm cơm bên trong nồi 3 – 5 phút để cơm chín thấu và ngon hơn, áp lực hơi cũng sẽ giảm so với lúc nấu nên rất an toàn cho người thao tác.
2.2. Đèn báo tăng giảm
Không phải lúc nào bạn cũng nấu kín các khay, nên cần tăng giảm nhiệt độ và lượng nước tùy theo khối lượng gạo đem nấu. Quá trình tăng giảm này cần được hệ thống máy tính toán và điều chỉnh phù hợp. Lúc cơm chín, tủ cơm cũng chuyển sang chế độ ủ và đèn báo tủ cơm sẽ tự động báo giảm nhiệt.
2.3. Đèn báo chương trình nấu
Để lựa chọn thời gian nấu theo mức 30 – 60 phút, bạn có thể tùy chọn chương trình sẵn. Hệ thống đèn báo trên tủ cơm cũng giúp bạn nhận biết chương trình nấu đang cài đặt ở mức nào.
2.4. Đèn báo thiếu nước
Mặc dù có hệ thống cấp dẫn nước trực tiếp vào bên trong tủ nấu cơm. Nhưng trên thực tế, sự cố cấp thiếu nước vẫn có thể xảy ra. Khi đó, đèn báo tủ cơm sẽ phát huy tác dụng và cảnh báo cho người làm việc trong bếp. Nhờ đó, cơm sẽ không bị cháy khét và tuổi thọ của tủ cơm công nghiệp cũng được gia tăng.
Xem thêm: Tìm hiểu về đặc điểm và cách dùng tủ nấu cơm công nghiệp
2.4. Đèn báo nấu toàn thời gian
Trong trường hợp chế độ nấu bạn chọn là toàn thời gian, hệ thống cũng sẽ có một đèn báo riêng. Qua đó, ngoại trừ người vận hành chính lúc đầu, mọi người đều sẽ biết được chế độ nấu hiện tại của tủ cơm công nghiệp từ đó ước lượng được thời gian cơm chín tương ứng.
2.5. Đèn báo khóa
Để việc thao tác sử dụng tủ nấu cơm công nghiệp được an toàn, nhà sản xuất cung cấp thêm chế độ khóa cho thiết bị. Một khi bạn đã chọn chế độ khóa, các thao tác điều chỉnh cũng như bật tắt sẽ bị vô hiệu hóa và không thao tác lại được. Thông thường cứ khoảng ba phút, hệ thống đèn báo tủ cơm sẽ báo khóa lại một lần để gây sự chú ý tới người vận hành. Điều đó có nghĩa là việc điều chỉnh chế độ nấu sẽ được mặc định và bạn không cần mất nhiều thời gian trông chừng tủ cơm nữa. Để mở chế độ khóa, cách thức thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần nhấn nút dy nhất. Lúc này, đèn báo trên tủ cơm sẽ thông báo cho người dùng về chế độ mở.
Cũng giống như máy làm đá, tủ đông, hay các loại bếp nấu, tủ cơm công nghiệp có một hệ thống đèn báo để tăng độ an toàn cũng như giúp người sử dụng hiểu hơn về các chế độ nấu mà chúng đang thực hiện. Hi vọng với thông tin về sáu loại đèn báo tủ cơm nói trên, người dùng sẽ tin tưởng và an tâm hơn khi dùng thiết bị công nghiệp này.