Văn hóa doanh nghiệp: Đừng kiệm lời xin lỗi!

Ai cũng đều biết rằng, khi người khác làm giúp mình một điều gì đó, cần phải có lời “cảm ơn” và khi mình sai, hãy nói lời “xin lỗi”. Đó đơn giản là văn hóa! Tuy nhiên, văn hóa này dường như lại là thứ xa xỉ đối với nhiều doanh nghiệp (DN) ở Việt Nam?

Đừng “xin lỗi” chỉ để cho có

18h Ngày 28.8.2019, nhà kho của Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông tại Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội bùng cháy và kéo dài suốt 5 tiếng.

Theo quan trắc của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), lượng thủy ngân phát tán ra ngoài môi trường do vụ cháy từ 15,1 kg đến 27,2 kg, trong đó 480.000 bóng đèn huỳnh quang bị cháy có sử dụng thuỷ ngân lỏng có độc tính cao hơn viên Amalgam.

chay-nha-may-rang-dongĐám cháy kho nhà máy Rạng Đông để lại những hậu quả rất nặng nề (nguồn: sưu tầm)

Ngày 6.9, tức là 8 ngày kể từ sau vụ cháy, Công ty Rạng Đông mới gửi thư xin lỗi vì sự cố hỏa hoạn ảnh hưởng tới đời sống người dân, làm ô nhiễm môi trường tại một số khu vực quận Thanh Xuân, Hà Nội và thừa nhận “nhiều thiếu sót” trong lúc khắc phục hậu quả.

Giữa tháng 10.2019, hơn 300.000 hộ dân, tương đương với trên 1 triệu nhân khẩu thuộc 6 quận và 4 huyện tại Hà Nội vừa trải qua một cơn “loạn nước” chưa từng có trong lịch sử. Theo đó, nguồn nước do nhà máy nước sạch sông Đà của Công ty cổ phần nước sạch sông Đà (Viwasupco) bán cho người dân bị phát hiện có chứa dầu thải.

Ấy vậy mà khi được báo chí hỏi liệu có xin lỗi người dân hay không, thì ông Nguyễn Đăng Khoa, phó giám đốc nhà máy nước sạch Sông Đà, vẫn lắc đầu “Còn phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng”. Còn ông Nguyễn Văn Tốn, chỉ sau khi bị báo chí dồn hỏi, mới buông thõng một câu “vâng, thì xin lỗi” đầy gượng gạo.

Phải chăng ý của hai vị này tức là lỗi không phải do họ mà là do một “ai đó” gây ra và đó mới là kẻ phải chịu trách nhiệm. Còn việc của Viwasupco đơn giản chỉ là bơm cái thứ nước bị “ai đó” làm bẩn lên và bán cho người dân là hết?

Phải đến tận ngày 25.10, hơn 2 tuần xảy ra sự cố nghiêm trọng khi nguồn nước sạch cung cấp cho hơn 300.000 hộ dân thủ đô bị nhiễm dầu thải, Viwasupco mới đưa ra lời xin lỗi và mong được lượng thứ. Kèm theo lời xin lỗi, đơn vị này bồi thường cho dân miễn phí một tháng tiền nước (tháng mà dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm).

o-nhiem-nuoc-song-daSự cố nước sông Đà vừa qua gây bức xúc dư luận (nguồn: sưu tầm)

Cần coi đó là văn hóa hơn là nghĩa vụ!

Trước động thái của Viwasupco, nhà sử học Dương Trung Quốc đã nói: “Lời xin lỗi ấy vô nghĩa. Phải xử lý đến nơi đến chốn theo pháp luật để răn đe. Nếu để tình trạng nhờn luật, sau này người dân sẽ phải gánh chịu những hậu quả lớn hơn nữa”.

Đồng tình với quan điểm trên, ĐBQH thành phố Hà Nội Nguyễn Anh Trí cho rằng: “Lời xin lỗi của Công ty nước sông Đà là muộn màng và cách bồi thường của đơn vị này cũng không thể chấp nhận được”.

Thế mới thấy rằng, trong văn hóa của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, nhất lại là các DN lớn thì cái văn hóa tưởng chừng rất phổ thông như “xin lỗi” lại có vẻ xa xỉ và khó nói. Tại sao vậy?

xin-loi-489a3Người dân luôn phải chịu hậu quả trực tiếp từ sai lầm của các doanh nghiệp, vậy tại sao phải kiệm lời xin lỗi? (nguồn: sưu tầm)

Dưới góc độ DN, phải chăng xin lỗi gắn liền với việc phải chịu trách nhiệm. Có thể những người có trách nhiệm sợ nói câu xin lỗi vì khi xin lỗi họ đã thừa nhận mình yếu kém hay thiếu trách nhiệm. Ở bất kỳ vị trí, công việc nào, trách nhiệm gắn liền với quyền lợi. Chúng ta hiện nay đánh giá chưa công bằng, minh bạch về trách nhiệm — quyền lợi nên khi “có chuyện”, ai cũng cho rằng mình đã làm hết phận sự rồi thường khó tìm đầu mối để chịu trách nhiệm thay.

Nhưng Phó Tổng giám độc Tập đoàn Hải Âu ông Nguyễn Hồng Quân, (một doanh nghiệp có uy tín chuyên kinh doanh máy làm đá viên, máy làm kem tươi, tủ nấu cơm công nghiệp…) thì lại cho rằng: “Khách hàng luôn là những người chịu hậu quả trực tiếp từ lỗi của các DN. Việc tìm ra người đứng sau lỗi của DN là việc nội bộ của DN đó hoặc phức tạp hơn thì là với cơ quan điều tra chứ khách hàng không có nhu cầu nghe thanh minh, đổ lỗi và nguyên nhân. Chỉ cần DN cung cấp sản phẩm không đúng như cam kết thì lỗi hoàn toàn thuộc về DN đó và chuyện xin lỗi, đền bù là điều cần làm đầu tiên. Đây là cách ứng xử có văn hóa chứ không chỉ là nghĩa vụ”.

Đồng tình quan điểm trên, GS. TS khoa học Trần Ngọc Thêm, nguyên Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương nhận định: “Sai thì đương nhiên phải xin lỗi, nhưng doanh nghiệp Việt trước nay lại ít khi làm được. Vậy nên các doanh nghiệp bây giờ làm được việc này thì rất đáng hoan nghênh, đáng khuyến khích và cần coi đó là một nét văn hóa ứng xử lâu dài”.

Theo Đại biểu nhân dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chính sách quyền riêng tư và Cookie Policy là các chính sách quan trọng của chúng tôi, được thiết lập để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo mật và được sử dụng một cách hợp pháp.

Hotline 24/7