Nguyên Tắc Đông Lạnh Thực Phẩm
Nguyên tắc của đông lạnh thực phẩm chính là cấp đông, thực phẩm được làm lạnh thật nhanh xuống -40 độ C, rồi đem bảo quản ở -18 độ C. Khoảng thời gian cho việc cấp đông càng nhanh càng tốt, giúp những tinh thể nước đá li ti trong thực phẩm không phát triển to được. Trong bài viết này, Hải Âu Group sẽ chia sẻ những kinh nghiệm trong việc đông lạnh thực phẩm.
1. Những loại thực phẩm cần đông lạnh
Trong số rất nhiều loại thực phẩm mà con người sử dụng, có những loại bạn buộc phải bảo quản trong tủ lạnh, thậm chí là làm đông hay ủ lạnh trong đá để đảm bảo độ tươi và chất lượng dinh dưỡng. Dưới đây là những loại thực phẩm phổ biến mà bạn sử dụng hàng ngày nhưng nhất định không nên quên giữ chúng trong ngăn đá:
Bơ thực vật, bơ nhạt… với loại sản xuất đóng túi hoặc mới chỉ sử dụng một phần (cắt bằng dao sạch), bạn có thể đem chúng bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh đến tận 3-4 tháng mà không cần lo lắng việc chúng bị hư hỏng. Thay vì đó, nếu bạn lưu trữ ở nhiệt độ trường, chắc chắn hiện tượng nấm mốc bề mặt sẽ xảy ra, khiến bạn phải vứt bỏ toàn bộ lượng bơ nguyên liệu.
Pho mát bào: với loại thực phẩm này, bạn cũng có thể lưu trữ chúng được trong vòng 4 tháng sau khi đặt vào ngăn đá hay tủ đông. Tuy nhiên điểm đặc biệt là ở chỗ bạn có thể sử dụng chúng ngay lập tức sau khi lấy ra khỏi nguồn lạnh.
Bánh mỳ: hầu hết các loại bánh mỳ, trừ loại có tính giòn cao. Bạn có thể tin không, đặt bánh mỳ trong ngăn đá có thể giúp bảo quản chúng trong tận ba tháng! Hơn nữa, với các loại bánh gối đã được cắt lát, thậm chí bạn còn có thể nướng chúng ngay sau khi rời ngăn đá mà không cần rã đông trước.
Bột bánh ngọt: trữ trong ngăn đá có thể giúp bột bánh trữ được đến 6 tháng mà chất lượng không giảm sút đi nhiều. Tùy từng lượng bột bánh mà bạn cần đến một giờ hoặc hơn để rã đông trước khi sử dụng.
Sữa: ở nhiệt độ binh thường, sữa sẽ nhanh chóng nhiễm khuẩn và suy giảm các thành phần dinh dưỡng quý báu. Nhưng nếu để trong ngăn đá tủ lạnh, bạn có thể giữ được chúng trong vòng 6 tháng mà không lo sữa biến chất. Bạn nhớ rã đông từ từ sữa bằng cách đặt ở ngăn mát trong một thời gian nhé, hương vị vẫn sẽ rất ngon và mát.
Các loại thịt tươi sống: phải kể đến là các loại thịt cá, gà, ngan, hải sản, thịt bò, thịt heo… Với các loại cá biển, bản thân chúng đã được ướp đông làm lạnh nhờ muối và đá vảy hoặc đá viên. Ở các phiên chợ sớm, cá còn mới và khá lạnh, lúc này bạn có thể đem bảo quản và trữ cá một thời gian dài trước khi sử dụng. Với các loại thịt khác cũng tương tự như vậy..
2. Loại thực phẩm nào không nên làm lạnh đông
Hầu hết các thực phẩm đều có thể làm lạnh để bảo quản. Nhưng thực tế, có một số loại thực phẩm sẽ biến đổi về mặt dinh dưỡng và chất lượng khi được đông lạnh, vì thế nguyên tắc đông lạnh thực phẩm có lưu ý về việc không nên làm đông chúng, đó là:
Trứng: nếu để đông lạnh trứng, một số vấn đề sẽ xảy ra, thứ nhất là việc vỏ trứng sẽ bị nứt do chênh lệch áp suất bên trong và bên ngoài vỏ. Vấn đề thức hai là nếu may mắn vỏ trứng không vỡ thì khi luộc chín, trứng sẽ trở nên dai ngoách như cao su.
Các loại rau trái, nhất là loại có hàm lượng nước càng cao thì càng không nên đông lạnh. Ví dụ như: dưa chuột, giá đỗ, củ cải… Nguyên nhân bởi nhiệt lạnh sẽ đóng băng toàn bộ thủy dịch chứa dinh dưỡng trong thực phẩm, khi rã đông, các thành phần dưỡng chất này sẽ bị phá hủy cấu trúc.
Các rau thân mềm cũng nên tránh xa ngăn làm đông vì chúng sẽ khiến rau trở nên héo úa và khô, không thể sử dụng được.
Nước sốt, đặc biệt là các loại có thành phần trứng (mayonaise) nếu đưa vào tủ đông thì khi rã đông sẽ bị vữa và vón, đồng thời dinh dưỡng quý báu từ trứng cũng bị biến đổi.
Sữa chua thường, kem phomai ít béo, hoặc làm từ sữa đã tách kem nếu để trong tủ đông sẽ bị tách nước. Nguyên tắc đông lạnh thực phẩm này các mẹ nên nhớ kỹ, vì không ít các mẹ không phân biệt loại chế phẩm từ sữa nào nên hay không
Hi vọng bài viết về các nguyên tắc đông lạnh thực phẩm trên đây mà Hải Âu Group cung cấp đã giúp các bạn có thêm thông tin để biết cách chọn và lưu trữ thực phẩm thông minh, giữ lại nhiều nhất dinh dưỡng có trong thực phẩm.