Nếu bạn có ý tưởng kinh doanh tốt, có nguồn vốn lớn hoặc có sự giúp đỡ, hỗ trợ về vốn từ người thân, bạn bè, gia đình… để khởi nghiệp thì sẽ là một lợi thế lớn, tạo bước đầu thuận lợi để khởi nghiệp kinh doanh thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện gia đình tốt để khởi nghiệp. Do đó thiếu vốn kinh doanh là điều khó tránh khỏi. Vào lúc này, kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài là giải pháp thiết thực và hiệu quả nhất cho những ai muốn khởi sự kinh doanh nhưng không có vốn. Thế nhưng, để gọi vốn thành công không phải khi nào cũng có thể làm được, nhất là với những người không có kinh nghiệm gọi vốn. Bí quyết là gì? Hôm nay, Hải Âu Group sẽ chia sẻ bí quyết gọi vốn thành công cho các Startup, đừng bỏ lỡ bài viết này!
Chuẩn bị về mặt ý tưởng thật tốt – bí quyết kêu gọi vốn thành công
Ý tưởng trong khởi nghiệp được xem là yếu tố then chốt tác động trực tiếp đến thành công của các Startup. Nếu bạn có ý tưởng tốt, bạn đã có tới 50% cơ hội giành chiến thắng. Hãy tìm cho mình một ý tưởng mới lạ, độc đáo, một con đường khác biệt và đầy tiềm năng phát triển. Hoặc ít nhất là có một sản phẩm – dịch vụ tối ưu, hoàn hảo hơn những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, giải quyết những yếu kém còn tồn tại ở những mô hình kinh doanh tương tự. Các nhà đầu tư sẽ đánh giá cao ý tưởng của bạn nếu như nó đáp ứng được những điều kiện này và sẵn sàng đầu tư số vốn lớn để bạn phát triển, thực hiện ý tưởng đó.
Tuy nhiên, cần xác định rõ ràng rằng, ý tưởng độc lạ, mới mẻ phải mang tính thực tiễn, thực dụng. Tránh đưa ra những ý tưởng phi thực tế, hoang đường và mang tính đam mê là chính. Điều các nhà đầu tư muốn là một sản phẩm – dịch vụ có thể “đẻ” ra tiền và có tiềm năng mở rộng, phát triển trong tương lai.
Cần chuẩn bị về mặt ý tưởng thật tốt
Một ý tưởng tốt, một sản phẩm hay và khác lạ nếu như không đáp ứng được nhu cầu sử dụng, không mang lại những tiện ích cho cuộc sống thì cũng sẽ trở nên “tầm thường” và không được ưa chuộng. Vì vậy hãy tạo ra những sản phẩm – dịch vụ có ích cho cuộc sống con người, và mang lại nhiều lợi ích hơn cả mong đợi của người tiêu dùng. Điều này chắc chắn sẽ giúp bạn thu hút được nhà đầu tư, bước đầu tạo thiện cảm và lấy điểm từ nhà đầu tư.
Lên kế hoạch kinh doanh chi tiết và rõ ràng trước khi kêu gọi vốn đầu tư
Ý tưởng tốt thôi chưa đủ, bạn phải thể hiện được mình là một người có đầu óc và thực sự hiểu về ý tưởng, mô hình kinh doanh của mình. Theo đó, hãy lập một kế hoạch kinh doanh chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu và ngắn gọn nhất. Nên đi vào các vấn đề trọng tâm, quan trọng và mấu chốt, cho nhà đầu tư thấy rõ: kế hoạch của bạn là gì, mục tiêu của dự án là gì, bạn đã làm được những gì cho dự án này (những kết quả đạt được khi thực hiện dự án), bạn thu được doanh thu bao nhiêu, đã thua lỗ bao nhiêu, bạn đã bán sản phẩm – dịch vụ cho ai, lượng khách hàng của bạn khoảng bao nhiêu và dự tính sẽ còn tiếp tục tăng lên bao nhiêu trong thời gian tới, chi phí sản xuất ra sản phẩm là bao nhiêu và bạn thu lãi bao nhiêu từ 1 sản phẩm.
Quan trọng hơn cả là bạn cần trình bày được bạn cần bao nhiêu vốn, số vốn đó để làm gì, nếu có vốn bạn sẽ thực hiện kế hoạch như thế nào, triển khai nó ra sao và lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được nếu đầu tư vào dự án của bạn. Nhớ rằng, nhà đầu tư cũng giống như bạn, họ muốn nhận thấy lợi ích mà họ nhận được từ dự án của bạn, chứ không phải lợi ích của bạn trong dự án này.
Kế hoạch phải đảm bảo thể hiện được tính hấp dẫn, khả thi của dự án. Đặc biệt tập trung và nhấn mạnh về sự khác biệt, tối ưu của sản phẩm – dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ hiện có khác trên thị trường, nhằm tạo lợi thế so sánh cho riêng mình.
Bên cạnh đó, hãy chia nhỏ các giai đoạn của dự án và nêu rõ được mục tiêu và các cách thức, giải pháp cụ thể của dự án trong từng giai đoạn đó; cho họ thấy bạn có những dự tính chi tiết và rõ ràng, có định hướng và tầm nhìn.
Xem thêm: Muốn khởi nghiệp nhưng không có vốn, phải làm sao?
Xác định rõ ràng đâu là điều nhà đầu tư bạn muốn nhắm tới – bí quyết kêu gọi vốn thành công không thể bỏ qua
Ông cha ta có câu: “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”, hãy coi kêu gọi vốn đầu tư giống như một mặt trận và bạn cần phải chiến nhà đầu tư giống như chiến thắng quân địch. Điều khác biệt ở đây chính là biến địch thành bạn, thành tâm giao, có chung một mục tiêu, lợi ích và chí hướng. Muốn vậy, bạn phải thực sự am hiểu về họ.
Trước khi đi gọi vốn, bạn phải xác định được đâu là nhà đầu tư vốn mà bạn muốn nhắm tới. Đó có thể là bạn bè, người thân, gia đình, đồng nghiệp hay nguồn nhà đầu tư bên ngoài như ngân hàng, tổ chức đầu tư, quỹ đầu tư, công ty, đơn vị đầu tư, tập đoàn lớn… Tốt nhất hãy tiếp cận nhà đầu tư hoạt động trong cùng lĩnh vực với bạn để dễ tạo thiện cảm hơn vì chung một đam mê, một chí hướng. Họ có thế mạnh mà bạn còn thiếu và sẵn sàng bổ sung phần còn thiếu đó cho bạn nếu như bạn đã có sự chuẩn bị tốt cả hai vấn đề mà chúng tôi đã nêu ở phần trước đó.
Khi đã xác định rõ nhà đầu tư bạn muốn hướng tới thì cần phải tìm hiểu thật kỹ về họ; xem nhà đầu có những công ty nào, đã đầu tư vào những đâu, sở thích của họ là gì, tính cách của họ ra sao… cùng những thông tin cá nhân khác. Điều này không chỉ giúp bạn hiểu rõ về nhà đầu tư để có những “chiêu trò” thuyết phục phù hợp, mà còn giúp bạn tự tin hơn khi đối diện, tạo cảm giác thân quen, gần gũi, thoải mái khi trò chuyện – đây cũng là một yếu tố giúp tạo thiện cảm với nhà đầu tư.
Ngoài ra, việc tìm hiểu kỹ về nhà đầu tư cũng sẽ giúp bạn nhận ra được họ đang có xu hướng phát triển như thế nào, họ mong đợi điều gì và cần gì trong tương lai. Từ đó, có thể dễ dàng thuyết phục họ hơn với dự án của bạn, cho họ thấy điều họ muốn thấy và cho họ cái mà họ đang cần. Đó có thể là dự án kinh doanh ẩm thực hay đồ uống, bán nước đá viên, kem tươi… phù hợp xu thế kinh doanh hiện nay. Nếu thỏa mãn được nhà đầu tư, bạn sẽ thành công ngay lần đầu gọi vốn.
Dự án kinh doanh ẩm thực, đồ uống hay kem tươi
Kêu gọi vốn đầu tư là một quá trình không hề đơn giản, nếu như bạn không có kinh nghiệm thì rất có thể sẽ không thành công thu hút nhà đầu tư và lối kéo được họ “rót tiền” vào dự án của bạn. Vì vậy, để tăng khả năng giành chiến thắng trong cuộc “đấu trí” này, đừng quên áp dụng những bí quyết mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên. Đồng thời, đừng quên theo dõi: Bí quyết kêu gọi vốn đầu tư thành công cho mô hình khởi nghiệp kinh doanh (phần 2) để có thêm nhiều bí quyết, tạo hành trang vững chắc và đầy đủ cho hành trình đi gọi vốn của mình.