Mẹo Chọn Vị Trí Lắp Đặt Điều Hòa Đúng Cách

Mẹo chọn vị trí lắp đặt điều hòa đúng cách

   Khi lắp đặt, bạn cần phải lựa chọn vị trí lắp đặt điều hòa thích hợp với cấu trúc của căn phòng, ngoài việc giúp cho điều hòa hoạt động hiệu quả hơn thì lựa chọn vị trí lắp đặt điều hòa thích hợp còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí tiền điện mỗi tháng. Dưới đây là một số kinh nghiệm mà Hải Âu Group muốn chia sẻ giúp bạn lựa chọn vị trí để gắn điều hòa phù hợp.

   1. Vị trí đặt cục lạnh điều hòa

   Chọn vị trí lắp điều hòa thích hợp là khâu vô cùng quan trọng bởi nó gần như quyết định đến công suất vận hành của điều hòa. Cấu tạo của điều hòa gồm dàn nóng và dàn lạnh, với nguyên lý hoạt động nhất định nên khi lắp đặt cũng cần có những lưu ý riêng.

   Cục lạnh nên lắp để hướng gió thổi ra từ cục lạnh dọc theo chiều dài của căn phòng, với cách lắp này không khí lạnh sẽ được phân bố đều toàn bộ phòng. Chiều cao cục lạnh nên cao tối thiểu khoảng 2,5m tính từ sàncách trần ít nhất là 50mm.

Khoảng cách cần đảm bảo khi lắp đặt cục lạnh/dàn lạnh điều hòa

Hình 1: Khoảng cách cần đảm bảo khi lắp đặt cục lạnh/dàn lạnh điều hòa

Xem thêm: Sơ đồ lắp đặt dàn nóng và dàn lạnh máy điều hòa

   Gợi ý các vị trí đặt cục lạnh điều hòa trong nhà:

   1.1 Lắp đặt tại cửa ra vào

   Vị trí này giúp người dùng cảm nhận nhiệt độ tươi mát ngay khi bước vào căn phòng. Không chỉ thế, cách làm này còn giúp tạo cảm giác không gian căn phòng được mở rộng, do các khoảng tường sáng trong phòng không bị thu hẹp.

Lắp điều hòa trên cửa sổ phòng

Hình 2: Lắp điều hòa trên cửa sổ phòng

   1.2 Lắp trên cửa sổ phòng

   Lại thêm một giải pháp cho những căn phòng nhỏ, đó là lắp điều hòa bên trên cửa sổ. Đây không chỉ là vị trí thích hợp nhất để lấp đầy thể tích phòng mà còn giúp tiết kiệm năng lượng do điều hòa không bị ánh mặt trời chiếu vào.

   1.3 Đặt bên trên kệ sách

   Đây được coi là cách lắp đặt điều hòa chuyên nghiệp. Bởi thay vì cất giấu nó sâu trong đồ nội thất hay lắp đặt nó tại các góc khuất, với bí kíp này, điều hòa lại được chưng ra nhiều nhất có thể. Sẽ rất lý tưởng nếu điều hòa được sơn tiệp màu với kệ sách hoặc không gian ứng dụng.

   1.4 Đặt cạnh sườn giường ngủ

   Những giấc ngủ sẽ sâu hơn nếu có điều hòa làm mát cạnh giường ngủ. Tuy nhiên, bạn nên tránh lắp phía trên đầu giường, bởi cửa tản gió sẽ thổi trực tiếp không khí lạnh xuống người dùng hoàn toàn không tốt cho giấc ngủ, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dùng.

Lắp đặt điều hòa phòng ngủ

Hình 3: Lắp đặt điều hòa phòng ngủ

   1.5 Lắp đặt điều hòa dạng chìm tường

   Với những căn phòng có diện tích khiêm tốn, bạn có thể chọn cách giấu điều hòa vào các hốc tường. Vậy là độ nhô của điều hòa so với mặt tường sẽ được giảm thiểu, không gian thoáng đạt hơn. Nếu tinh ý kết hợp đèn chiếu tạo mảng sáng tối lồi lõm, bạn còn có thể tạo chiều sâu cho căn phòng.

   1.6 Biến hóa thành nội thất trang trí

   Thông thường điều hòa có gam màu trắng hoặc xám đơn điệu. Những gia chủ cá tính có thể thổi hồn cho điều hòa bằng cách khoác lên chúng một tấm áo sắc màu. Dựa vào cách phối gam màu và hình khối điều hòa tại những gian phòng có nhiều đồ nội thất được bố trí theo quy luật, chúng sẽ tức khắc trở thành một món đồ trang trí hữu hiệu lại còn “bí mật” làm mát khắp gian phòng của bạn.

Giấu điều hòa nhiệt độ trong tủ cánh thưa

Hình 4: Giấu điều hòa nhiệt độ trong tủ cánh thưa

   1.7 Dùng mành giấu điều hòa

   Thay vì biến điều hòa nhiệt độ thành một phần nội thất căn nhà, bạn có thể dùng khung ngang, mạng hay mành thưa để giấu điều hòa. Không khí trong phòng vẫn luôn được điều hòa tối ưu nhất dù không thấy bóng dáng của máy làm mát. Mành còn giúp tản nhiệt lạnh, tránh gió lạnh thổi trực tiếp vào người dùng. Cách lắp đặt như vậy cũng góp phần tiết kiệm được diện tích cho nhưng căn phòng nhỏ, đồng thời tạo cảm giác phòng luôn thông thoáng.

   1.8 Đặt trong tủ

   Điều hòa được lắp đặt lọt vào trong một tủ sách, tủ treo hay tủ giải trí mở là một cách lắp đặt tốt cho căn phòng của bạn trong gọn ghẽ và hòa hợp tự nhiên hơn. Bạn có thể áp dụng cách này tại phòng khách.

Lưu ý về lắp đặt cục lạnh

   –   Cục lạnh cần phải có giá đỡ cứng chống rung, điều hòa mới bền.

   –   Không gắn cục lạnh ở góc phòng: Không khí làm lạnh sẽ không phân bổ đều phòng. Bạn nên lắp máy ở giữa các khoảng tường, khoảng không gian.

   –   Không nên lắp cục lạnh ở cửa ra vào, cửa sổ. Ở vị trí này, không khí và độ ẩm chênh lệch cao dễ gây ra hiện tượng đổ mồ hôi hay ngưng tụ tại cửa gió.

   –   Không lắp cục lạnh sát nền nhà: lắp theo cách này sẽ xảy ra hiện tượng chân thì lạnh mà đầu thì nóng. Không khí nóng có xu hướng bốc lên cao còn khí lạnh chìm xuống dưới.

   –   Không nên lắp cục lạnh trong nhà bếp: Môi trường  bếp thường có nhiều dầu mỡ, hơi muối… nên dễ gây cho điều hòa bị nghẹt và rỉ sét. Để cho phòng ăn có không khí lạnh bạn nên ngăn phòng bếp và phòng ăn nếu muốn sử dụng điều hòa. Còn cách tốt nhất là phòng ăn nên dùng không khí tự nhiên là tốt nhất.

   2. Lắp đường ống điều hòa

   Vị trí lắp đường ống cần đảm bảo các yếu tố sau:

   – Nếu đường ống thoát nước ngưng tụ càng ngắn và càng thẳng càng tốt. Điều này giúp cho nước ngưng tụ thoát nhanh.

   – Tránh không để đường thoát nước ngưng tụ quá dài, dễ làm cho nước ngưng tụ trào ngược lại trong phòng.

   – Tránh xả nước ngưng tụ xuống cống nước thải, tránh làm cho mùi hôi của cống chui qua đường ống thoát nước ngưng tụ vào điều hòa và thổi lại vào phòng.

Lắp chìm tường đường ống điều hòa

Hình 5: Lắp chìm tường đường ống điều hòa

   3. Vị trí lắp đặt cục nóng

   – Cục nóng nên lắp ở vị trí không có ánh nắng mặt trời chiếu vào.

   – Hướng thổi ra của cục nóng không nên có vật cản phía trước. Nếu vị trí lắp đặt cục nóng không thích hợp thì sẽ ảnh hưởng lớn đến công suất lạnh và quá trình tiêu thụ điện.

   – Vì cục nóng điều hòa có máy nén và quạt có công suất lớn do vậy dễ gây tiếng ồn và gây ra rung động. Do vậy, không nên chọn vị trí lắp đặt điều hòa giữa bức tường treo cục nóng. Hãy chọn các vị trí góc tường, cạnh bức tường và giá treo phải được gắn vào bê tông chịu lực.

   – Cục nóng ngoài nhà nên để thấp hơn cục lạnh trong nhà, để cho dầu máy dễ hồi về block máy. Nếu trong trường hợp cục nóng để cao hơn thì nên dùng bẫy dầu để đảm bảo dầu về block điều hòa.

Lưu ý

   –   Khoảng cách giữa cục nóng và cục lạnh càng gần càng tốt, chênh lệch khoảng cách giữa 2 dàn nóng và lạnh không nên quá 6m.

   –   Tốt nhất nên bọc cách nhiệt riêng biệt đường nối giữa cục nóng và cục lạnh.

   –   Theo kinh nghiệm của người Nhật, nên sử dụng tấm bạc chống nhiệt để che chắn hoặc nếu có điều kiện nên làm khung cho cục nóng bằng vật liệu cách nhiệt. Biện pháp này có thể giúp tiết kiệm tiền điện từ 5% tới 10%.

   –   Một điều cần chú ý nữa là nên tránh vị trí gió thổi thẳng vào quạt điều hòa, gây ra sức cản và tiêu hao năng lượng vô ích.

 

Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách giải nhiệt cho dàn nóng điều hoà ngày nắng nóng cao điểm

   4. Lắp quạt hút trong phòng điều hòa

   Thông thường, khi thiết kế vị trí đặt điều hòa, chủ nhà thường gắn kèm theo một quạt hút để tăng cường trao đổi không khí tươi cho phòng. Tuy vậy có một số lưu ý khi lắp quạt hút:

   – Công suất quạt hút nên vửa đủ (không quá lớn vì gây tổn thất nhiệt không cần thiết).

   – Quạt hút nên lắp đặt ở vị trí đối diện với điều hòa.

   – Vị trí quạt hút thường để trên cao vì mục tiêu của nó là hút khí nóng chứ không phải hút không khí lạnh. Trong phòng có gắn điều hòa, không khí nóng có xu hướng bốc lên cao, còn khí lạnh thì chìm xuống dưới. Do vậy, nếu lắp quạt hút trên cao quạt sẽ hút được không khí nóng.

   Mong rằng những mẹo nhỏ mà Hải Âu nêu trên sẽ giúp cho người sử dụng chọn được những vị trí đặt điều hòa phù hợp nhất để điều hòa làm việc hiệu quả và an toàn. Tương tự vậy, bạn cũng có thể áp dụng những nguyên tắc trên khi lắp đặt hệ thống kho lạnh.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chính sách quyền riêng tư và Cookie Policy là các chính sách quan trọng của chúng tôi, được thiết lập để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng và đảm bảo rằng dữ liệu của bạn được bảo mật và được sử dụng một cách hợp pháp.

Hotline 24/7