Chúng ta đã quá quen thuộc với cụm từ bếp công nghiệp, hay còn gọi là bếp ăn công nghiệp. Nhưng thực sự bạn hiểu rõ được bao nhiêu về những bếp ăn công nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bếp công nghiệp, những địa điểm áp dụng loại bếp này và quy trình hoạt động chung của một bếp ăn công nghiệp.
1. Bếp công nghiệp
Những gian bếp tập thể, nơi có thể chế biến cung cấp thức ăn cho hàng trăm nghìn người mỗi này ngày nay được gọi là bếp công nghiệp. Các cơ sở này phải có các trang thiết bị nhà bếp đầy đủ và đảm bảo vệ sinh từ khâu nguyên liệu, chế biến, đến khi thức ăn được đem đến cho người tiêu dùng sử dụng. Để quản lý nghiêm ngặt độ an toàn của các bếp ăn công nghiệp này, Bộ Y tế đã ban hành quy định cụ thể, buộc những cơ sở đăng ký nghiêm túc chấp hành.
2. Những địa điểm áp dụng bếp công nghiệp
Bạn có thể thấy sự xuất hiện của bếp công nghiệp ở rất nhiều nơi. Đơn giản nhất là những nhà hàng, căng tin, khách sạn, hay khu công nghiệp, trường học, và cả căng tin bệnh viện.
Nói chung, bếp công nghiệp xuất hiện ở những địa điểm tập trung dân cư, ở các cơ sở cộng đồng, nhằm phục vụ đời sống ẩm thực cho người dân, giúp họ tiết kiệm thời gian tự chế biến món ăn thức uống ở nhà. Đối với học sinh, sinh viên và người lao động, năng suất học tập và làm việc sẽ được cải thiện, làm lợi ích cho đất nước.
Các mô hình bếp công nghiệp phân chia thực phẩm theo các cách sau:
– Suất ăn do nhà bếp tự phân phối, có thể được tính theo mức dinh dưỡng và nhu cầu năng lượng.
– Người tiêu dùng tự chọn lựa món ăn cho suất của mình.
3. Quy trình bếp ăn công nghiệp
Để chuyên nghiệp hóa các bếp ăn lớn, người ta đã xây dựng sơ đồ nguyên lý bếp một chiều, với bố cục không gian 5 phần liên hoàn.
Khu giao nhận và sơ chế: ở bước này, chất liệu thực phẩm được duyệt qua, người chịu trách nhiệm sẽ phải chọn lựa và sơ chế phần sử dụng được cho giai đoạn sau.
Khu gia công thực phẩm: Sau bước cơ bản là sơ chế, các loại thực phẩm cần được gia công, tẩm ướp. Đó có thể là băm chặt đối với thịt cá, trộn nhân và cuốn nem, nhào và nặn bột, đập trứng và trộn gia vị… Có thể thấy bước này khá quan trọng, quyết định vị và dạng món ăn.
Khu chế biến: Đây là giai đoạn quan trọng nhất trong cả chuỗi vận hành của bếp công nghiệp. Các nguyên liệu đã được chuẩn bị trong giai đoạn trước được đem ra chế biến với đủ các cách khác nhau như xào, nấu, chiên, nướng, kho… Ở khu chế biến, điểm quan trọng nhất chính là an toàn cháy nổ gas cũng như quá trình thông hút khử mùi thức ăn.
Khu vực soạn và phân phát thực phẩm: Sau khi chế biến, các món ăn đã hoàn thành sẽ được chứa trong các vật dụng lớn như khay, đĩa bản rộng…Với những suất ăn đã được thông báo hoặc suất ăn theo dinh dưỡng, cán bộ nhà bếp sẽ tiến hành phân chia trước và gửi đến các cá nhân. Các suất ăn theo yêu cầu trực tiếp khác sẽ được cấp khi người tiêu dùng chỉ định.
Khu rửa đồ và diệt khuẩn: Các khay bát ăn cơm sau khi được sử dụng sẽ được tập trung tại khu vực này để làm sạch và diệt khuẩn, cũng như phơi khô. Nhiều cơ sở có điều kiện có thể sử dugnj máy rửa và sấy bát.
4. Những yêu cầu để được đăng ký giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Tại Việt Nam, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩn phải đảm bảo được các quyđịnh chung về diều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của Bộ Y tế, theo thông tư 15/2012/TT-BYT. Dưới đây là tóm lược ý chính:
– Bếp công nghiệp cần hội đủ các khu sơ chế, nấu nướng, bảo quản, ăn uống, và kho lưu trữ. Đồng thời cần có khu rửa tay và vệ sinh cách biệt.
– Cần có đủ dụng cụ riêng với đồ tươi sống và đồ chín. Các trang bị đảm bảo vệ sinh như khẩu trang, mũ tóc, găng tay là bắt buộc.
– Khu vực khách ngồi ăn phải thoáng sạch, đủ dụng cụ thìa đũa,
– Nếu có cung cấp đồ uống, nước đá phải đạt chất lượng theo QCVN 01:2009/BYT.
– Các đơn vị bếp công nghiệp cần có sổ sách theo dõi món ăn hàng ngày, có tủ lưu mẫu theo quy định
– Dụng cụ và khu vực chứa chất thải nói chung phải dảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm sang khu vực khác của bếp
– Các cán bộ nhân viên làm việc trong bếp công nghiệp cần hiểu rõ và thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm, biết cách rửa tay, rửa bát đúng quy cách, và có thể thường xuyên được tập huấn nâng cao về kiến thức dinh dưỡng.
Có thể thấy các cơ sở bếp công nghiệp cũng phải vượt qua rất nhiều tiêu chí mới đủ khả năng đăng ký an toàn vệ sinh thực phẩm. Chỉ qua một vài thông tin ngắn gọn trên đây, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về bếp công nghiệp.